7:00 - 16:30 | Thứ 2 - Thứ 7

Chăm sóc mắt khoẻ
Mổ Cườm Khô Cho Người Già Bằng Phương Pháp Gì? Chi Phí Bao Nhiêu?
Mổ cườm khô cho người già giúp cải thiện thị lực an toàn, hiệu quả với công nghệ Phaco hiện đại. Để tìm hiểu quy trình, chi phí và cách chăm sóc sau mổ, cùng theo dõi bài viết sau nhé. Mổ cườm khô cho người già bằng phương pháp gì? Theo thống kê tại Hoa Kỳ, gần 20% số người từ 65 tuổi đến 74 tuổi bị cườm khô gây suy giảm thị lực. Một con số đáng báo động cho tình trạng mắc đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi. Tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa, khách hàng lớn tuổi sẽ được phẫu thuật bằng phương pháp Phaco. Phương pháp mổ Phaco (Phacoemulsification) là kỹ thuật hiện đại sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ thủy tinh thể bị đục, sau đó hút ra ngoài thông qua một đường rạch nhỏ từ 2.2mm. Phương pháp này giúp giảm thiểu tổn thương mô mắt, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế biến chứng. Sau khi loại bỏ thủy tinh thể cũ, bác sĩ sẽ đặt vào một thủy tinh thể nhân tạo để khôi phục thị lực cho người bệnh. Mổ cườm mắt cho người già có nguy hiểm không? Mổ cườm mắt cho người già là một trong những phẫu thuật mắt phổ biến và có tỷ lệ thành công cao. Nhờ vào công nghệ Phaco hiện đại, quá trình mổ diễn ra nhanh chóng (khoảng 10-15p phút), ít xâm lấn, giúp mắt phục hồi nhanh và giảm nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, để đảm bào thị lực được cải thiện tối đa, người bệnh nên nhanh chóng phẫu thuật. Nếu chậm trễ quá trình điều trị, thủy tinh thể sẽ bị đục nhiều, làm cho vỏ bao yếu và có
Chăm sóc mắt khoẻ
Đau Mắt Đỏ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị?
Nhìn vào mắt của người đau mắt đỏ có lây không? Các chuyên gia nhãn khoa khẳng định đây là một quan điểm hết sức sai lầm. Việc nhìn vào mắt nhau không thể lây bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra đau mắt đỏ, trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Mắt Sài Gòn Biên Hoà cùng tìm hiểu nhé. Đau mắt đỏ là gì? Đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc, bệnh khiến lòng trắng của mắt chuyển sang màu hồng hoặc đỏ, xảy ra khi kết mạc bị kích thích do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Bệnh xảy ra quanh năm, rất dễ lây, lan rộng thành dịch vào khoảng thời gian chuyển từ mùa hè sang mùa thu. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ Lòng trắng của mắt có màu hồng hoặc đỏ. Sưng kết mạc (lớp mỏng tạo viền trắng của mắt và bên trong mí mắt) và/hoặc mí mắt. Tăng sản xuất nước mắt. Ngứa, kích ứng. Tiết dịch (mủ hoặc chất nhầy). Đổ nhiều ghèn làm dính mi mắt, đặc biệt là vào buổi sáng. Dịch đặc có thể làm mờ tầm nhìn, nhưng một khi dịch tiết được xóa sạch, thị lực sẽ không bị ảnh hưởng. Nhạy cảm với ánh sáng Một số triệu chứng khác đi kèm: Viêm kết mạc do virus: Có thể xảy ra đồng thời với các triệu chứng của cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm kết mạc do vi khuẩn: Mắt tiết dịch (dạng mủ), có thể làm mí mắt dính vào nhau. Đôi khi xảy ra đồng thời với nhiễm trùng tai. Viêm kết mạc do dị ứng: Có thể kèm theo triệu chứng dị ứng, như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng. Nguyên nhân viêm kết mạc dị
Chăm sóc mắt khoẻ
5 Mẹo Giúp Mắt Sáng Khỏe Cho Các Bạn Học Sinh, Sinh Viên
Mùa tựu trường đến rồi, các bạn học sinh, sinh viên lưu ngay 5 mẹo này để giúp mắt luôn sáng khỏe nhé. HỌC TẬP, ĐỌC SÁCH Ở NƠI CÓ ĐỦ ÁNH SÁNG Ánh sáng thấp làm cho mắt phải điều tiết nhiều dẫn đến căng mắt, mỏi mắt, đau đầu, giảm thị lực, lâu dài có thể gây cận thị, loạn thị. Khi học tập ở nhà, cần sử dụng đèn bàn có ánh sáng tốt, không chập chờn, ở trường nên mở các cửa sổ, bật đèn trần để đủ độ sáng. GIỮ KHOẢNG CÁCH HỢP LÝ GIỮA MẮT VÀ MÀN HÌNH CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ Đối với điện thoại, khoảng cách an toàn cho mắt là >30cm, với màn hình máy tính là >50 cm. ÁP DỤNG QUY TẮC 20-20-20 Mỗi 20 phút tiếp xúc với màn hình điện thoại, nên dừng lại và nhìn ra một điểm cách xa khoảng 20 feet (tương đương 6.1 mét) trong vòng 20 giây. Khoảng thời gian 20 giây là quy chuẩn được nghiên cứu cho thấy đủ lâu để mắt của bạn được nghỉ ngơi. ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ (CẬN, LOẠN, VIỄN) KỊP THỜI Khi mắt có các dấu hiệu bất thường như Nhìn mờ ở khoảng cách xa (Cận Thị), nhìn mờ ở khoảng cách gần (Viễn thị), nhìn mờ và hình ảnh méo mó ở mọi khoảng cách (Loạn thị), cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để khám và điều trị kịp thời. BỔ SUNG CÁC THỰC PHẨM TỐT CHO MẮT Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều Vitamin A, B, C, E,…..có trong rau củ như Cà rốt, đu đủ, cam, bơ, cá hồi,…. Trên đây là những chia sẻ của Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa về
Chăm sóc mắt khoẻ
Cườm Nước Là Gì: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Cườm nước có mổ được không? Cườm nước là một bệnh lý nguy hiểm trong nhãn khoa, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ mù vĩnh viễn. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa tìm hiểu Cườm nước có mổ được không. Cườm nước là gì? Cườm nước (Glaucoma) hay tăng nhãn áp là một căn bệnh lý ở mắt nguy hiểm, có nguy cơ dẫn đến mù lòa. Bệnh xảy ra khi thủy dịch (chất lỏng trong mắt) tăng cao, sẽ làm tăng áp lực nội nhãn, tạo áp lực lên mắt, làm tổn thương dây thần kinh mắt. Đây là loại bệnh về mắt phổ biến và gây mù lòa thứ hau thế giới, chỉ sau đục thủy tinh thể. Thế nhưng, chỉ hơn 50% trong số người bệnh phát hiện kịp thời và điều trị. Một khi phát hiện bệnh, người bệnh cần được nhanh chóng điều trị để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Bởi các biến chứng từ cườm nước là cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị. Dấu hiệu nhận biết cườm nước Cườm nước được chia thành hai loại chính: Loại phát triển nhanh (cấp tính) và loại tiến triển chậm (mạn tính). Một số bệnh nhân chỉ mắc bệnh ở một mắt, trong khi những người khác lại bị ở cả hai mắt. Với dạng cấp tính, triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Người bệnh có thể gặp tình trạng nhức mắt, đau nửa đầu dữ dội, kèm theo buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng. Thị lực suy giảm, nhìn thấy các vầng sáng giống cầu vồng, mắt đỏ, cảm giác căng tức, và đồng tử có thể
Chăm sóc mắt khoẻ
Bong Võng Mạc Có Nguy Hiểm Không?
Bong (rách) võng mạc là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của tình trạng này và các phương pháp điều trị nhé. Bong (Rách) Võng Mạc Là Gì? Võng mạc là lớp mô mỏng đọc bên trong mắt, chứa hàng triệu tế bào có chức năng chụp hình ảnh và truyền tín hiệu lên não. Rách bong võng mạc là tình trạng lớp mô võng mạc bị bong ra khỏi vị trí bình thường bên trong mắt. Ban đầu nguyên nhân có thể là do một vết rách nhỏ trên võng mạc khiến cho dịch trong mắt tràn xuống dưới võng mạc, dần dần làm tách lớp võng mạc ra khỏi vị trí ban đầu. Khi đó, võng mạc sẽ không được nuôi dưỡng, dẫn đến bệnh nhân có thể bị nhìn mờ (mất thị lực một phần) hoặc mù hoàn toàn vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đây là một cấp cứu nhãn khoa. Bệnh nhân có thể bị tổn thất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị trong vòng từ 24 đến 72 giờ. Nguyên nhân gây ra bong (rách) võng mạc Bong võng mạc co kéo và thanh dịch không liên quan tới vết rách võng mạc. Bong võng mạc có vết rách phổ biến nhất, thường xảy ra do cận thị, tiền sử phẫu thuật thủy tinh thể, chấn thương mắt, thoái hóa võng mạc chu biên, tiền sử bong võng mạc theo di truyền. Bong võng mạc do co kéo xảy ra do màng trước võng mạc bị xơ hóa do bệnh võng mạc đái tháo
Chăm sóc mắt khoẻ
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già ở người lớn tuổi
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già là bệnh gây tổn thương cho điểm vàng, khu vực trung tâm và quan trọng nhất của võng mạc, dẫn đến mất dần thị lực trung tâm. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Bệnh viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa tìm hiểu về bệnh lý này nhé! Thoái hóa hoàng điểm tuổi già là bệnh gì? Hoàng điểm là khu vực nhỏ nhưng quan trọng trong vùng vô mạch của mắt, đảm nhiệm chức năng cung cấp thị lực trung tâm. Khi hoàng điểm bị thoái hóa, tế bào thị giác được thay thế bằng mô sọn xơ, gây suy giảm nghiêm trọng thị lực. Thoái hóa hoàng điểm tuổi già chia thành hai dạng chính: Dạng khô (Dry AMD): Thường gặp nhất, phát triển chậm và dẫn dần gây suy giảm thị lực. Khoảng 85% số người bị AMD chỉ bị AMD thể khô Dạng ướt (Wet AMD): Hiếm gặp hơn nhưng nghiêm trọng hơn, do sự hình thành các mạch máu bất thường, gây sự rò rỉ dịch hoặc cháy máu. AMD thể ướt xuất hiện ở khoảng 15% số bệnh nhân. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở người từ 50 tuổi trở lên. Di truyền: Gia đình có tiền sử AMD tăng nguy cơ mắc bệnh. Hút thuốc lá: Gây tác hại lên tuần hoàn máu vùng mắt. Tiểu đường và cao huyết áp: Liên quan đến nguy cơ tắc nghẽn vùng hoàng điểm. Triệu Chứng Của Thoái Hóa Hoàng Điểm Tuổi Già Mờ hoặc nhòe hình ảnh trung tâm. Cảm giác nhìn thấy đường thẳng bị bẻ cong. Suy giảm thị lực nghiêm trọng trong dạng ướt. Phương Pháp Điều Trị Hiện nay, chưa có
Chăm sóc mắt khoẻ
Các Loại Thuốc Tiêm Nội Nhãn Được Cho Phép Tiêm Hiện Nay
Tiêm thuốc nội nhãn là một trong những phương pháp điều trị hiện đại được sử dụng rộng rãi trong y khoa nhãn khoa. Nhiều bệnh lý mắt như thoái hóa hoàng điểm, bệnh lý mạch máu võng mạc, hay viêm nhiễm mãn tính đã được kiểm soát hiệu quả nhờ tiêm thuốc nội nhãn. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại thuốc tiêm nội nhãn được phép sử dụng hiện nay. Tiêm Thuốc Nội Nhãn Là Gì? Tiêm thuốc nội nhãn là kỹ thuật bơm thẳng hoá chất điều trị vào khoang dịch kính của mắt. Phương pháp này đảm bảo hoạt chất đến trực tiếp khu vực cần tác động, giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ lên các bộ phận khác. Các Loại Thuốc Tiêm Nội Nhãn Phổ Biến Dưới đây là danh sách các loại thuốc tiêm nội nhãn đã được cơ quan y tế quốc tế và trong nước phê duyệt: Nhóm Thuốc Chống Tăng Sinh Mạch (Anti-VEGF) Nhóm thuốc Anti-VEGF được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác (AMD) và bệnh lý mạch máu do đái tháo đường. Bevacizumab (Avastin): Thuốc chủ yếu để điều trị ung thư, nhưng được sử dụng ngoài nhãn mỗ trong y khoa nhãn khoa Ranibizumab (Lucentis): Thuốc chuyên dụng cho bệnh nhãn khoa, đã được FDA phê duyệt. Aflibercept (Eylea): Thuốc thế hệ mới với hiệu quả cao trong điều trị AMD và các bệnh lý mạch máu. Nhóm Thuốc Kháng Sinh Nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng nội nhãn: Vancomycin: Hiệu quả đối với vi khuẩn gram dương. Ceftazidime: Chuyên dụng cho vi khuẩn gram âm. Nhóm Thuốc Chống Viêm Các loại thuốc
Chăm sóc mắt khoẻ
Quy Trình Tiêm Thuốc Nội Nhãn Tại Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa
Tiêm thuốc nội nhãn là một phương pháp điều trị chuyên sâu, được áp dụng rộng rãi trong các bệnh lý về vùng mùn nhãn cầu như thoái hóa hoàng điểm, viêm mạc dạng, hay bệnh lý mạch máu vùng võng mạc. Quy trình tiêm thuốc nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau. Tiêm Thuốc Nội Nhãn Là Gì? Tiêm thuốc nội nhãn là kỹ thuật bơm thuốc trực tiếp vào khoang dịch kính của mắt, đảm bảo hoạt chất điều trị tới đúng vùng cần tác động. Phương pháp này giúp tăng cường hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ toàn thân. Tiêm nội nhãn được bác sĩ chỉ định trong các bệnh lý về đáy mắt như: Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác hoặc thoái hóa điểm vàng do cận thị Bệnh phù hoàng điểm do tắc mạch võng mạc Bệnh Glôcôm tân mạch Polip hắc mạc Bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc Người mắc các bệnh lý viêm bán phần trước, viêm nội nhãn, viêm hắc võng mạc do virus Viêm màng bồ đào sau kéo dài Một số bệnh lý đặc biệt khác theo chỉ định của bác sĩ Quy Trình Tiêm Thuốc Nội Nhãn Tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa Tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa, quy trình tiêm thuốc nội nhãn được thực hiện theo các bước chuẩn sau: Bước 1: Khám Sàng Lọc Bác sĩ tiến hành khám bằng máy sinh hiển vi và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá tình trạng bệnh và xác định chỉ
Chăm sóc mắt khoẻ
Tiêm Thuốc Nội Nhãn Có Đau Không?
Tiêm thuốc nội nhãn là một kỹ thuật y khoa quan trọng trong điều trị các bệnh lý nhãn khoa nghiêm trọng như thoái hóa hoàng điểm, bệnh lý mạch máu võng mạc, hay viêm nhiễm trùng mắt. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn lo lắng về việc tiêm thuốc nội nhãn có đau không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Tiêm thuốc nội nhãn là gì? Tiêm thuốc nội nhãn là kỹ thuật bơm thuốc trực tiếp vào khoang dịch kính của mắt, đảm bảo hoạt chất điều trị tới đúng vùng cần tác động. Phương pháp này giúp tăng cường hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ toàn thân. Tiêm nội nhãn được bác sĩ chỉ định trong các bệnh lý về đáy mắt như: Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác hoặc thoái hóa điểm vàng do cận thị Bệnh phù hoàng điểm do tắc mạch võng mạc Bệnh Glôcôm tân mạch Polip hắc mạc Bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc Người mắc các bệnh lý viêm bán phần trước, viêm nội nhãn, viêm hắc võng mạc do virus Viêm màng bồ đào sau kéo dài Một số bệnh lý đặc biệt khác theo chỉ định của bác sĩ Tiêm thuốc nội nhãn có đau không? Trước khi tiêm thuốc nội nhãn, bệnh nhân sẽ được tiêm tê. Tác dụng của thuốc gây tê tại chỗ thường kéo dài khoảng nửa giờ. Do đó, việc tiêm nội nhãn sẽ không gây đau. Có thể có một chút khó chịu khi thuốc gây tê hết tác dụng, nhưng thường là nhẹ. Những triệu chứng có thể gặp phải sau khi tiêm nội nhãn Mắt có thể bị khó chịu hoặc đau dữ
Thời gian làm việc
Thứ Hai - Thứ Bảy: 7:00 - 16:30
Hotline
0846 403 403
This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.