Loạn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến gây mờ mắt, nhìn hình ảnh bị nhòe hoặc méo mó. Nhiều người truyền tai nhau các cách giảm loạn thị đơn giản tại nhà, nhưng thực hư hiệu quả của những phương pháp này ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Xem nhanh
1. Loạn thị có tự giảm được không?
Loạn thị là một dạng tật khúc xạ phổ biến, xảy ra khi giác mạc (lớp trong suốt phía trước nhãn cầu) hoặc thủy tinh thể của mắt có hình dạng cong bất thường. Thay vì có hình cầu đều đặn như quả bóng, giác mạc của người bị loạn thị lại có độ cong không đồng đều, giống như quả bóng bầu dục.
Chính sự bất thường này khiến tia sáng khi đi vào mắt không hội tụ chính xác tại một điểm trên võng mạc, làm hình ảnh bị mờ, méo mó hoặc nhòe.
Vậy loạn thị có giảm được không? Câu trả lời là Không! Điểm mấu chốt là loạn là do hình dạng giác mạc hoặc thủy tinh thể bị sai lệch. Đây là yếu tố cấu tạo tự nhiên hoặc do chấn thương, bệnh lý tác động, chứ không phải do cơ bắp mắt yếu hay do mắt “lười vận động”. Do đó:
- Các bài tập mắt, massage hay mẹo dân gian chỉ có thể giúp mắt thư giãn, giảm mỏi khi nhìn lâu chứ hoàn toàn không làm thay đổi được hình dạng giác mạc hay thủy tinh thể.
- Không có thực phẩm, thuốc bổ hay thiết bị nào có thể “làm thẳng” giác mạc tại nhà.
- Việc loạn thị có nặng lên theo thời gian hay không phụ thuộc vào quá trình phát triển tự nhiên của mắt hoặc các yếu tố bệnh lý kèm theo.

2. Cách kiểm soát tiến triển loạn thị
Ngoại trừ phẫu thuật, chưa có cách giảm độ loạn của mắt nào được khoa học chứng minh và công nhận. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát để độ loạn không tăng nhanh theo thời gian.
Nếu kiểm soát tốt, trung bình mỗi năm chỉ tăng khoảng 0.25 độ, đây được xem là mức tăng chấp nhận được. Dưới đây là những phương pháp phổ biến giúp kiểm soát tiến triển loạn thị hiệu quả.
2.1. Kính gọng chuyên dụng
Đeo kính gọng là biện pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay để điều chỉnh tật loạn thị. Các tròng kính được thiết kế với độ loạn chính xác theo kết quả đo mắt của từng người, giúp khắc phục tình trạng méo mó hình ảnh và mang lại thị lực rõ nét hơn.
Đeo kính đều đặn không chỉ giúp mắt nhìn rõ mà còn góp phần giảm tình trạng mắt phải điều tiết quá mức, từ đó hạn chế nguy cơ tăng độ loạn theo thời gian. Đặc biệt, với trẻ em hoặc người thường xuyên làm việc trước màn hình, việc đeo kính đầy đủ giúp bảo vệ mắt khỏi căng thẳng thị giác và tác động tiêu cực từ môi trường.
2.2. Kính áp tròng Ortho-K (Orthokeratology)
Ortho-K là phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ tạm thời bằng kính áp tròng cứng, được thiết kế riêng theo cấu trúc giác mạc của từng người. Kính được đeo khi ngủ và có tác dụng nắn chỉnh bề mặt giác mạc, giúp tầm nhìn được cải thiện vào ban ngày mà không cần đeo kính.
Đối với loạn thị, Ortho-K có thể kiểm soát tiến triển khá hiệu quả, đặc biệt ở mức độ nhẹ và trung bình:
- Hiệu quả rõ nhất khi độ loạn thị từ 2D trở xuống.
- Với những trường hợp loạn thị trên 2D, Ortho-K vẫn có thể áp dụng nhưng hiệu quả sẽ giảm dần, thậm chí không đạt được kết quả tối ưu như mong muốn.
Ngoài ra, Ortho-K còn rất phù hợp với những người hoạt động thể thao, làm việc môi trường đặc thù hoặc trẻ em không muốn đeo kính gọng thường xuyên.

Lưu ý khi áp dụng các phương pháp kiểm soát:
- Luôn thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng loạn thị và điều chỉnh phương pháp phù hợp.
- Không tự ý sử dụng kính áp tròng hoặc các sản phẩm không rõ nguồn gốc.
- Với trẻ em, cần kết hợp quản lý thời gian sử dụng thiết bị điện tử và tăng cường các hoạt động ngoài trời để hỗ trợ kiểm soát tiến triển loạn thị tốt hơn.
3. Các phương pháp phẫu thuật điều trị dứt điểm loạn thị
Với những trường hợp loạn thị nặng hoặc không muốn phụ thuộc vào kính, phẫu thuật khúc xạ mắt là giải pháp duy nhất để bạn cải thiện thị lực lâu dài. Cùng xem ngay đâu là những phương pháp phẫu thuật loạn thị phổ biến nhất hiện nay:
- Mổ mắt Phakic: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một thấu kính IPCL siêu mỏng vào bên trong mắt, giúp cải thiện thị lực mà không cần can thiệp trực tiếp lên giác mạc. Đây là lựa chọn tối ưu cho những ai có độ cận, loạn quá cao hoặc giác mạc quá mỏng không đủ điều kiện mổ laser.
- SmartSurfACE: Điểm cộng lớn nhất của SmartSurfACE là không cần tạo vạt giác mạc, rất thích hợp với người có giác mạc mỏng hoặc hay chơi thể thao, vận động mạnh. Thao tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 15-20 giây cho mỗi mắt. Bù lại, sau mổ bạn sẽ cần kiên nhẫn hơn một chút vì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn các phương pháp khác.
- Femto Pro: Đây là kỹ thuật phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Quá trình mổ diễn ra theo 2 bước, bác sĩ sẽ tạo vạt giác mạc bằng laser trong vòng 15 giây rồi tiến hành chỉnh cận, loạn. Chỉ sau 2-3 ngày là bạn có thể sinh hoạt bình thường.
- Phẫu thuật CLEAR: Nếu bạn đang tìm kiếm công nghệ hiện đại, hồi phục siêu nhanh thì CLEAR là cái tên rất đáng cân nhắc. Ưu điểm nổi bật là hạn chế khô mắt, thị lực cải thiện chỉ sau 24 tiếng, đặc biệt nguy cơ tái cận thấp, nhất là với người sau 24 tuổi.

Tóm lại, cho đến nay, chưa có cách giảm loạn thị tại nhà. Các bài tập hay mẹo dân gian chỉ giúp giảm mỏi mắt chứ không làm thay đổi cấu trúc giác mạc hay thủy tinh thể – nguyên nhân chính gây loạn thị. Cách tốt nhất là thăm khám định kỳ, đeo kính phù hợp và áp dụng các biện pháp kiểm soát để tránh tình trạng tiến triển nặng hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến tật khúc xạ, các bệnh lý về mắt hay muốn được tư vấn và đặt lịch khám cùng đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN BIÊN HÒA
- Hotline: 0846 403 403
- Địa chỉ: 1403 Nguyễn Ái Quốc, Khu Phố 11, Phường Tam Hiệp, Tỉnh Đồng Nai