Xem nhanh
1. Bệnh lác mắt là gì?
Mắt lác (mắt lé) là tình trạng nhìn 2 hướng khác nhau, thiếu sự phối hợp giữa 2 mắt, khiến mắt bị lác. Đôi mắt sẽ không tập trung vào một hình ảnh cùng một lúc. Trong đó, một mắt quay vào, ra, lên hoặc xuống và mắt còn lại nhìn thẳng về phía trước. Điều này làm giảm thị lực hoặc não có thể ưu tiên một mắt hơn mắt kia. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em.
Cấu tạo mắt có 6 cơ vận nhãn gồm 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo, 6 cơ này hoạt động dưới sự điều khiển của 2 dây thần kinh số III, IV và VI. Lác mắt xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn do cơ hoặc do tổn thương các dây thần kinh chi phối cơ.

2. Nguyên nhân gây lác mắt
- Bẩm sinh: trẻ em sinh non hoặc nhẹ cân cũng có nguy cơ bệnh mắt lác. Hơn một nửa số trẻ mắc bệnh mắt lác bẩm sinh. Bệnh này chủ yếu do dây thần kinh thiếu kiểm soát chuyển động của các cơ mắt khỏe.
- Di truyền: gia đình có người bệnh mắt lác, con cái có khả năng cao cũng mắc bệnh này.
- Bị liệt cơ vận nhãn (có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải).
- Não gặp vấn đề như bị bại não, bị hội chứng down, bị úng thủy, bị u não.
Tổn thương dây thần kinh sọ não: người bệnh chấn thương vùng đầu mặt, phẫu thuật các bệnh lý ở mắt (Glaucoma…) có thể dẫn đến mắt lác. - Trẻ em sinh non, thiếu cân.
- Mắt gặp phải các tật khúc xạ như bị cận thị hoặc bị viễn thị.
- Người bị chấn thương khu vực quanh mắt.
- Người mắc phải các bệnh lý ở mắt như đục thủy tinh thể, bị sụp mí hay bị sẹo giác mạc,…
- Người đã từng phẫu thuật những bệnh lý ở vùng mắt.
- Bị nhiễm trùng.
Mặc dù không nguy hiểm, thế nhưng, tình trạng mắt lé vẫn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với người bệnh, cụ thể:
- Đối với thị lực: Nếu trẻ em bị mắt lé khi thị giác đang phát triển có thể khiến bé bị nhược thị. Kéo theo đó, bé sẽ bị mất đi khả năng nhận thức chiều sâu và hạn chế khả năng xác định được khoảng cách ở giữa hai vật thể, dễ bị đi hụt hoặc vấp ngã. Hơn nữa, những người bị lé thường không làm được các công việc yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác cao.
- Đối với tâm lý và tính thẩm mỹ: Những người bị mắt lé sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ và mất dần sự tự tin khi giao tiếp với xã hội.
3. Phân loại mắt lác
Dựa vào hướng lệch của cơ vận nhãn, bác sĩ thường phân bệnh mắt lác thành 4 loại, bao gồm:
- Mắt nhìn lên: lác trên.
- Mắt nhìn xuống: lác dưới.
- Mắt quay vào trong: lác trong.
- Mắt hướng ra ngoài: lác ngoài.

4. Triệu chứng của bệnh lác
Lác rất dễ nhận biết khi tự soi gương hay người xung quanh phát hiện thấy mắt lệch. Đối với những trường hợp lác ẩn thì cần khám chuyên khoa mới phát hiện được.
- Mỏi mắt thường xuyên, khả năng tập trung kém
- Hậu đậu, làm việc không chính xác
- Mắt lác thường xuyên có thể mờ hơn mắt không lác. Tư thế nghiêng đầu thích nghi với tình trạng lác
- Ở người có chức năng thị giác đã hoàn thiện khi lác đột ngột sẽ xảy ra hiện tượng song thị (hai hình)
5. Các phương pháp điều trị lác mắt
Tùy theo từng loại lác mắt và ở từng độ tuổi sẽ có các hướng điều trị khác nhau.
- Ở trẻ < 6 tuổi & trẻ đi học : đeo kính và kiểm tra thị lực định kỳ để bảo toàn chức năng hợp thị hai mắt và ngăn ngừa suy giảm thị lực mắt lác
- Ở người trưởng thành: Tiến hành phẫu thuật chỉnh lác để khắc phục vấn đề về thẩm mỹ thẩm mĩ.
Mổ lác mắt trẻ em hoặc người lớn được thực hiện khi mắt lác không thể điều trị bằng những cách thông thường. Mổ mắt lác cho bé là điều chỉnh các cơ bám trên mắt, giúp mắt thăng bằng, hết lác và không gây nguy hiểm. Mổ lác cho bé thực hiện càng sớm cho kết quả càng tốt, bệnh lác để lâu tình trạng tổn thương mắt kéo dài, ngày càng nặng, khó điều trị.
Trong mổ lác mắt, một hoặc nhiều cơ vận động nhãn cầu sẽ được làm tăng cường, yếu đi hoặc chuyển đến vị trí khác để cải thiện hướng nhìn. Mổ lác mắt trẻ em thường được tiến hành như một thủ thuật ngoại trú, thời gian thực hiện khoảng 20-40 phút, bệnh nhân có thể ra về ngay sau cuộc mổ và tái khám theo lịch của bác sĩ.



6. Phẫu thuật lác mắt tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Biên Hoà
- Một số trường hợp lác cấp sẽ cần phục hồi chức năng hợp thị thông qua các bài tập về mắt như sau:
Bài 1: chấm 1 điểm màu trên tường hoặc sàn nhà. Bịt 1 mắt, dùng mắt còn lại nhìn tập trung vào điểm đã chấm. Người bệnh điều chỉnh khoảng cách giữa điểm màu và mắt sao cho nhìn thấy rõ. Người bệnh hãy luyện tập bài này hàng ngày và luân phiên ở cả 2 mắt.
Bài 2: bài tập này được thực hiện ngoài trời – nơi có điều kiện ánh sáng đủ. Người bệnh sẽ phóng tầm mắt ra xa, nhìn các dãy nhà hoặc hàng cây.
Bài 3: người bệnh giơ tay song song với mắt và đưa mắt nhìn tập trung bàn tay. Trong đó, mắt trái nhìn tay trái, mắt phải nhìn tay phải. Sau đó, người bệnh di chuyển chéo 2 tay và mắt nhìn theo tay. Tiếp theo, người bệnh đưa 2 tay xa mắt khoảng 20-50cm rồi về lại vị trí ban đầu. Bài tập này cần thực hiện 3-5 phút/ngày.
Bài 4: sau khoảng 2 – 3 giờ liên tục học hoặc làm việc căng thẳng, người bệnh hãy nhắm mắt và thả lỏng đầu hoàn toàn để mắt được nghỉ ngơi.
Bài 5: trường hợp người bệnh chỉ lác nhẹ 1 bên mắt, hãy che mắt và tập nhìn nhiều hơn bên mắt lác.
Trong một vài trường hợp, điều trị không can thiệp y khoa (như: đeo kính và tập luyện cho mắt) là thích hợp hơn, trong khi đối với những trường hợp khác, phẫu thuật sớm là cần thiết. Đôi khi, khi lác mắt có liên quan đến các vấn đề ở mắt hay ở não, điều đầu tiên cần gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ, khám lâm sàng và các xét nghiệm để đảm bảo rằng các vấn đề ở trên không tồn tại.
6. Phương pháp phòng ngừa bệnh mắt lác
Khách hàng có thể phòng ngừa bệnh mắt lác bằng một số phương pháp sau, trừ trường hợp lác do bẩm sinh hoặc do dị dạng hốc mắt. Bao gồm:
- Ngừng sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê,…
- Khám mắt định kỳ để phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời.
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử. Nếu bạn dùng cần đảm bảo đủ ánh sáng, giữ thiết bị xa mắt.
- Khi học tập hoặc làm việc cần ngồi đúng tư thế và dành chút thời gian để mắt nghỉ ngơi.
- Với người cao tuổi cần có biện pháp kiểm soát lượng đường trong máu để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường và dẫn đến mắt lác.
- Giữ chế độ ăn uống phù hợp như thực phẩm chứa nhiều omega 3, Vitamin A, C và chất chống Oxy hóa gồm cá hồi, hạt hướng dương, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh,…