Hệ thống
bệnh viện
Hotline
0846 403 403
Chat
Messenger
Ưu đãi
Thời gian làm việc
Thứ Hai – Thứ Bảy: 7:00 – 16:30

Phẫu thuật cườm nước – Glaucoma

1. Cườm nước – Glaucoma là gì?

Cườm nước hay tăng nhãn áp (tên khoa học là Glaucoma) là một bệnh lý nhãn khoa phổ biến ở người lớn tuổi. Trên thế giới hiện tại có hơn 64 triệu mắc Glaucoma. Tỷ lệ mù lòa do Glaucoma đứng thứ hai chỉ sau đục thủy tinh thể. Nhưng xét về mức độ nguy hiểm, thì Glaucoma lại nguy hiểm hơn. Bởi Glaucoma thường phát hiện muộn hoặc đến đột ngột. Cả hai tình huống khi phát hiện đều cần được điều trị khẩn cấp. Khi ở giai đoạn này, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nhanh, khi kéo dài có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Cườm nước xảy ra khi thủy dịch trong mắt tăng làm tăng áp suất bên trong mắt. Thủy dịch là chất lỏng được sản xuất ra để nuôi dưỡng mắt. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, thủy dịch cần thoát ra ngoài thông qua các kênh thoát nước. Khi các kênh này bị tắc nghẽn, bí tắc, thủy dịch không thể thoát ra ngoài được. Trong khi đó, quá trình sản xuất thêm thủy dịch vẫn tiếp tục diễn ra. Càng nhiều thủy dịch tích tụ, không thể giải phóng ra ngoài sẽ gây nên tình trạng tăng áp suất bên trong mắt. Từ đó gây tăng nhãn áp, tức cườm nước (Glaucoma).

Mổ mắt bị cườm nước

2. Có mấy loại cườm nước – Glaucoma?

Cườm nước – Glaucoma được chia thành hai loại chính là cườm nước góc mở và cườm nước góc đóng.

  • Cườm nước góc mở: Các ống dẫn trong vùng bè của mắt dần dần bị tắc nghẽn bởi các cặn nhỏ li ti tích tụ trong thời gian dài. Lúc này góc tiền phòng vẫn mở nhưng do tắc nghẽn nên sự thoát thủy dịch vẫn không đủ. Áp lực trong mắt từ đó tăng dần.
  • Cườm nước góc đóng: Các ống dẫn vùng bè bị che do góc giữa mống mắt và giác mạc quá hẹp, khiến thủy dịch không có lối thoát ra, gây nên sự tắc nghẽn. Tình trạng này có để diễn ra đột ngột (cơn cấp) hoặc thầm lặng (mạn tính) tùy tình trạng người bệnh.
  • Thông thường, cườm nước góc đóng sẽ phổ biến hơn. Bệnh thường diễn ra thầm lặng, hầu hết người bệnh phát hiện bệnh đều ở giai đoạn gần cuối, cần điều trị khẩn cấp.

3. Biến chứng nguy hiểm của cườm nước – Glaucoma

  • Tổn thương dây thần kinh thị giác: Sự tăng áp lực bên trong mắt gây tổn thương các dây thần kinh thị giác. Để lâu dần, không được điều trị bệnh sẽ khiến các dây thần kinh này mất đi chức năng quan trọng và không thể hồi phục.
  • Mất thị lực: Khi không được điều trị kịp thời, mắt sẽ dần suy giảm tầm nhìn và thậm chí mất thị lực hoàn toàn.
Phẫu thuật cườm nước

4. Dấu hiệu nhận biết của cườm nước – Glaucoma

Chia thành 2 tình trạng:

  • Khẩn cấp (đối với Glaucoma góc đóng cơn cấp và bán cấp.
  • Tiến triển chậm (đối với Glaucoma góc mở hoặc Glaucoma góc đóng mạn tính).

Hai tình trạng này sẽ có quá trình và diễn biến bệnh khác nhau.

Dấu hiệu tình trạng tiến triển chậm

  • Mắt nhìn mờ như qua màn sương, nhìn vật sáng thấy có quầng xanh đỏ
  • Không hay cảm thấy đau nhức mắt, chỉ cảm nhận căng tức thoáng qua
  • Tầm nhìn sẽ hẹp dần, tối dần như nhìn thông qua đường hầm
  • Bệnh thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, thị lực sẽ giảm dần theo quá trình tiến triển, thường người bệnh không phát hiện. Các biểu hiện xuất hiện không thường xuyên, chỉ thoáng qua khiến người bệnh chủ quan.

Dấu hiệu tình trạng cấp (cơn cấp hoặc bán cấp)

  • Mắt bị đau nhức đột ngột, đau dữ dội và lan đến vùng đỉnh đầu.
  • Nhãn cầu xuất hiện tình trạng căng cứng.
  • Mắt đỏ, chảy nước mắt nhiều.
  • Thị lực mờ dần hoặc thậm chí mất thị lực.
  • Sợ ánh sáng, nhìn vào vật sáng thấy có quầng xanh đỏ, chói mắt.
  • Một số tình trạng cơ thể có thể xuất hiện khiến người bệnh lầm tưởng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi…. tương tự cảm sốt.
  • Đối với cơn cấp, bệnh sẽ diễn ra một cách đột ngột và kéo dài đến khi được điều trị. Còn với bán cấp, các triệu chứng đến đột ngột, kéo dài theo từng cơn theo vài phút đến vài giờ.
Mổ cườm nước

5. Các phương pháp Phẫu thuật điều trị cườm nước – Glaucoma

Khi cườm nước được phát hiện sớm, ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc. Thế nhưng, hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh đều ở giai đoạn chuyển biến và cần phẫu thuật. Tùy vào tình trạng bệnh lý và mức độ nặng nhẹ sẽ có phương pháp phẫu thuật cườm nước phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Phẫu thuật laser: Chỉ từ 15 đến 20 phút, phẫu thuật laser sẽ tạo ra nhiều lỗ nhỏ để thủy dịch tràn ra ngoài, giúp giảm áp lực cho mắt. Việc phẫu thuật cườm nước bằng laser mang đến kết quả nhanh chóng, người điều trị sẽ không có cảm giác đau đớn hay khó chịu, ít biến chứng. Tuy nhiên, đây không phải là một phương pháp đều trị triệt để bệnh lý cườm nước. Sau khi phẫu thuật, người bệnh phải tiếp tục dùng thuốc để hạn chế tăng nhãn áp hoặc nếu tái phát lại, sẽ phải thực hiện mổ cườm nước lần 2 hoặc điều trị bằng các loại thuốc khác.

Phương pháp Cắt bè củng mạc: Phẫu thuật thông thường hay phương pháp phẫu thuật cắt bè củng giác mạc là tạo ra một kênh thoát dịch bằng cách tạo rất nhỏ của mống mắt ngay dưới kết mạc. Nhằm đưa chất thủy dịch tích tụ dư thừa chảy qua và hấp thụ vào máu làm giảm áp lực. Sau khi hoàn tất ca mổ, người bệnh nên theo dõi, kiểm tra định kì và có thể không cần dùng thuốc.

Phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch: Bệnh nhân sẽ được thực hiện phẫu thuật ghép ống thủy dịch bằng silicon phần trước của mắt. Theo ống thủy dịch phần thủy dịch dư sẽ thoát ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này sẽ cần thời gian khoảng 1 – 2 tháng tùy vào thể trạng sức khỏe mắt của người bệnh. Sau khi hoàn tất phẫu thuật, người bệnh cần băng mắt trong đêm đầu tiên để giữ mắt an toàn.