Hệ thống
bệnh viện
Hotline
0846 403 403
Chat
Messenger
Ưu đãi
Thời gian làm việc
Thứ Hai – Thứ Bảy: 7:30 – 16:30

Cách kiểm tra loạn thị đơn giản & hiệu quả tại nhà

Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến khiến tầm nhìn của bạn trở nên mờ nhòe, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kiểm tra loạn thị đơn giản và hiệu quả tại nhà để sớm phát hiện và có hướng xử lý phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những cách kiểm tra loạn thị dễ thực hiện, giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe đôi mắt của mình.

kiem-tra-loan-thi

1. Loạn thị là gì?

Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến của mắt, xảy ra khi bề mặt phía trước của mắt (chủ yếu là giác mạc) không có hình dạng tròn đều như bình thường. Trong trạng thái lý tưởng, nhãn cầu có dạng hình cầu hoàn hảo, giống như một quả bóng tròn. Hình dạng này cho phép ánh sáng đi vào mắt được khúc xạ đều nhau, hội tụ chính xác trên võng mạc để giúp bạn nhìn rõ ràng và sắc nét mọi vật.

Tuy nhiên, ở người bị loạn thị, nhãn cầu hoặc giác mạc có hình dạng méo mó, thường giống hình bầu dục hơn là hình tròn. Sự biến dạng này khiến các tia sáng đi vào mắt không được phân bổ đồng đều mà bị khúc xạ theo nhiều hướng khác nhau. 

Kết quả là hình ảnh khi hội tụ trên võng mạc trở nên không đồng nhất: chỉ có một phần của vật thể được nhìn thấy rõ ràng, phần còn lại bị nhòe mờ, biến dạng hoặc méo mó.

Tình trạng này ảnh hưởng đến cả tầm nhìn gần và xa, khiến người bệnh gặp khó khăn khi nhìn rõ các vật thể ở mọi khoảng cách. 

loan-thi-la-gi
Loạn thị xảy ra khi giác mạc bị méo mó không tròn

2. Các mức độ của loạn thị

Về cơ bản, loạn thị được chia ra 4 mức độ chính sau đây:

  • Loạn thị nhẹ (dưới 1.00 diop): Đây là mức độ phổ biến và thường không gây ra triệu chứng rõ rệt. Nhiều người bị loạn thị nhẹ vẫn có thể sinh hoạt, học tập và làm việc bình thường mà không cần đeo kính hay can thiệp điều trị.
  • Loạn thị vừa (từ 1.00 đến 2.00 diop): Ở mức này, loạn thị bắt đầu ảnh hưởng đến chất lượng thị giác, đặc biệt khi nhìn gần hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. Người bệnh có thể gặp các biểu hiện như nhìn mờ, nhức đầu, mỏi mắt khi đọc sách, dùng máy tính hoặc lái xe vào ban đêm. 
  • Loạn thị nặng (từ 2.00 đến 3.00 diop): Loạn thị nặng gây ảnh hưởng rõ rệt đến tầm nhìn và sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đọc chữ, xem vật ở xa hoặc nhận diện khuôn mặt. 
  • Loạn thị rất nặng (trên 3.00 diop): Là mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhược thị – tình trạng mắt không nhìn rõ ngay cả khi đã được chỉnh kính đầy đủ.

3. Nguyên nhân gây bệnh loạn thị

Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến khiến mắt nhìn mờ, méo hình hoặc không rõ nét ở mọi khoảng cách. Theo các chuyên gia nhãn khoa, nguyên nhân cốt lõi của loạn thị bắt nguồn từ sự bất thường về hình dạng của giác mạc. 

Thay vì có dạng cong đều như quả bóng tròn, giác mạc của người bị loạn thị lại cong không đều hoặc méo mó, khiến ánh sáng đi vào mắt không hội tụ chính xác lên võng mạc. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể khiến nguy cơ mắc loạn thị tăng cao:

  • Di truyền: Yếu tố gen đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc mắt, bao gồm cả hình dạng giác mạc. Nếu trong gia đình có người thân mắc loạn thị, cận thị, viễn thị hoặc các bệnh lý về mắt, nguy cơ bạn cũng bị loạn thị sẽ cao hơn.
  • Cận thị hoặc viễn thị nặng: Những người có tật khúc xạ nặng thường phải dùng mắt để điều tiết liên tục trong thời gian dài, gây áp lực lên giác mạc và thủy tinh thể. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến biến dạng bề mặt giác mạc và làm phát sinh loạn thị.
  • Chấn thương vùng mắt: Các tổn thương cơ học như va đập, dị vật đâm vào mắt hoặc tai nạn gây sẹo trên giác mạc có thể làm mất đi độ cong đều tự nhiên của giác mạc, khiến ánh sáng không hội tụ chính xác và dẫn đến loạn thị.
  • Biến chứng sau phẫu thuật mắt: Một số ca phẫu thuật như mổ đục thủy tinh thể hoặc phẫu thuật khúc xạ nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật, hoặc gặp biến chứng trong quá trình hồi phục, có thể làm thay đổi hình dạng giác mạc và gây ra loạn thị.
  • Tuổi tác: Khi cơ thể lão hóa, các mô trong mắt cũng dần mất đi độ đàn hồi và độ cong chuẩn, đặc biệt là giác mạc. Điều này khiến người lớn tuổi dễ bị rối loạn khúc xạ hơn, trong đó có loạn thị.
nguyen-nhan-gay-benh-loan-thi
Tỉ lệ mắc loạn thị ở người cao tuổi thường lớn hơn

4. Cách kiểm tra loạn thị hiệu quả

Nếu bạn thường xuyên nhìn mờ, hình ảnh bị nhòe hoặc méo mó, rất có thể bạn đang gặp vấn đề về loạn thị. Phát hiện sớm giúp bạn kịp thời điều chỉnh thị lực, tránh để tình trạng nặng thêm. Dưới đây là những cách test loạn thị đơn giản, dễ thực hiện và khá chính xác mà bạn có thể áp dụng.

4.1 Tự kiểm tra độ loạn thị tại nhà

4.1.1. Bài kiểm tra 1: Hình tỏa tia từ tâm

Quan sát hình ảnh gồm các đường thẳng kéo dài từ một điểm trung tâm, tương tự như mặt đồng hồ với các vạch từ 1 đến 12 giờ. Hãy dành vài giây nhìn kỹ toàn bộ hình và tự hỏi: có đường nào trông đậm hơn, rõ nét hơn hoặc mờ hơn so với phần còn lại không?

Nếu một vài đường có vẻ nổi bật hơn hẳn hoặc ngược lại – trông mờ nhạt, điều này có thể là dấu hiệu của loạn thị. Ở người có thị lực bình thường, tất cả các đường nên hiện lên đều nhau về màu sắc và độ sắc nét.

bai-tap-hinh-toa-tia-tu-tam
Hình tỏa từ tâm hiệu quả để kiểm tra loạn thị

4.1.2. Bài kiểm tra 2: Dãy đường thẳng song song

Tiếp đến, hãy nhìn vào một hình ảnh gồm nhiều đường thẳng song song, có thể là các đường ngang, dọc hoặc chéo. Mục tiêu là xác định liệu bạn có nhìn thấy tất cả các đường với độ đậm và khoảng cách như nhau không.

Nếu có một vài đường hiện lên dày hơn, đậm hơn hoặc trông như bị méo mó, khả năng cao bạn đang có dấu hiệu loạn thị. Đôi khi, các đường có thể không chạy thẳng mà bị biến dạng nhẹ, đặc biệt là khi bạn đảo mắt qua lại.

bai-tap-day-duong-thang-song-song
Đường thẳng song song thành nhiều dãy có thể phân loạn mức độ loạn thị

4.1.3. Bài kiểm tra 3: Vòng tròn đồng tâm

Trong bài test cuối cùng, bạn sẽ quan sát một chuỗi vòng tròn đồng tâm – tức các vòng tròn cùng chung một tâm, được sắp xếp từ trong ra ngoài. Với người có thị lực tốt, bạn sẽ dễ dàng phân biệt rõ ràng các vòng tròn với độ tương phản đen – trắng rõ nét.

Ngược lại, nếu các vòng tròn hiện lên với màu xám nhạt, hoặc bạn không còn phân biệt được từng dòng riêng biệt, rất có thể thị giác của bạn đang bị ảnh hưởng bởi loạn thị. Trường hợp hình ảnh chuyển thành một mảng xám đều và thiếu chi tiết, đó là dấu hiệu bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

bai-tap-vong-tron-dong-tam
Vòng tròn đồng tâm kiểm tra mức độ loạn thị

4.2. Kiểm tra tại phòng khám chuyên khoa

Để xác định chính xác bạn có mắc loạn thị hay không, việc thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt là cần thiết. Tại đây, các bác sĩ sẽ sử dụng những thiết bị hiện đại kết hợp kỹ thuật chuyên môn nhằm kiểm tra và chẩn đoán loạn thị một cách toàn diện, chính xác nhất. Quy trình kiểm tra thông thường sẽ bao gồm các bước sau:

4.2.1. Bước 1 – Đo khúc xạ khách quan và chủ quan lần 1

Ở bước đầu tiên, bạn sẽ được đo khúc xạ bằng máy đo tự động kết hợp với đánh giá của bác sĩ. Đây là bước phổ biến để xác định độ cận, viễn hoặc loạn thị và thường dùng để cắt kính đeo hằng ngày. 

Tuy nhiên, kết quả ở bước này chưa phản ánh chính xác độ tật khúc xạ thật của mắt, vì mắt bạn vẫn đang trong trạng thái điều tiết tự nhiên. Nói cách khác là mắt vẫn cố gắng “gồng lên” để nhìn rõ hơn dù có vấn đề về thị lực.

4.2.2. Bước 2 – Đo sau khi nhỏ thuốc liệt điều tiết + soi bóng đồng tử

Nếu bạn cần xác định độ khúc xạ chính xác để tiến hành phẫu thuật khúc xạ mắt (như mổ cận, mổ loạn…), bạn sẽ được chỉ định nhỏ thuốc liệt điều tiết. 

Thuốc này giúp tạm thời “tắt” khả năng điều tiết của mắt. Khi đó, dù bạn có nhìn mờ, mắt cũng không thể tự điều chỉnh để nhìn rõ hơn. Từ đó, bác sĩ sẽ đo được chính xác độ loạn thị thật.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kết hợp phương pháp soi bóng đồng tử để đánh giá lại một cách toàn diện và khách quan hơn. Nhờ đó, kết quả đo sẽ phản ánh đúng tình trạng khúc xạ thực tế của mắt. Từ các kết quả đó sẽ giúp đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất, đặc biệt là khi bạn có nhu cầu phẫu thuật chỉnh tật khúc xạ.

soi-bong-dong-tu-giup-phat-hien-loan-thi
Soi bóng đồng tử giúp phát hiện loạn thị

Tóm lại, việc kiểm tra loạn thị tại nhà là bước quan trọng giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường của thị lực. Tuy nhiên, các phương pháp tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo, để có kết quả chính xác và an toàn, bạn vẫn nên đến cơ sở chuyên khoa mắt để được kiểm tra loạn thị bởi các bác sĩ có chuyên môn. Đừng chủ quan với sức khỏe đôi mắt, hãy chủ động kiểm tra để bảo vệ thị lực của bạn ngay từ hôm nay.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến tật khúc xạ, các bệnh lý về mắt hay muốn được tư vấn và đặt lịch khám cùng đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN BIÊN HÒA

  • Hotline: 0846 403 403
  • Địa chỉ: 1403 Nguyễn Ái Quốc, Khu Phố 11, Phường Tam Hiệp, Tỉnh Đồng Nai