Hiện nay, đục thủy tinh thể là căn bệnh chung khiến không ít người già nhìn kém và phải hỗ trợ nhiều trong sinh hoạt. Vậy đục thủy tinh thể có nên mổ không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của đội ngũ Bệnh viện Sài Gòn Mắt Biên Hòa để được giải đáp nhé!

Xem nhanh
- 1. Bệnh đục thuỷ tinh thể là gì? Có nguy hiểm không?
- 2. Bị đục thuỷ tinh thể có nên mổ không?
- 3. Bị đục thuỷ tinh thể làm thế nào?
- 4. Khi nào cần mổ đục thuỷ tinh thể?
- 5. Các phương pháp điều trị đục thuỷ tinh thể tại Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa
- 6. Lưu ý chăm sóc sau khi mổ đục thuỷ tinh thể
- 7. Câu hỏi thường gặp
1. Bệnh đục thuỷ tinh thể là gì? Có nguy hiểm không?
Đục thủy tinh thể là tình trạng các phân tử protein bị tích tụ quá mức khiến thủy tinh thể không còn trong suốt, mắt điều tiết kém và dễ bị tổn thương. Bệnh có thể khiến người bệnh bị suy giảm thị lực, một số ca bệnh nặng thị lực chỉ còn dưới 3/10.
Đây là bệnh rất nguy hiểm. Trên thực tế, nếu không điều trị kịp thời, thủy tinh thể bị vẩn đục quá nhiều, quá chín dễ dẫn đến tăng nhãn áp và viêm màng bồ đào. Khi đó, mắt sẽ đánh mất khả năng điều tiết, đồng thời, người bệnh sẽ bị đau đầu dữ dội.
Nguy hiểm hơn là biến chứng tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào diễn biến lâu dài cũng làm tăng nguy cơ teo dây thần kinh thị giác, khiến dù phẫu thuật thị lực cũng không thể phục hồi, thậm chí dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Cuối cùng, phần thủy tinh thể bị đục theo thời gian sẽ trở nên xơ cứng, viêm nhiễm khiến phẫu thuật cườm khô diễn ra khó khăn. Đồng thời, các vùng xung quanh mắt cũng dễ bị tổn thương hơn.

2. Bị đục thuỷ tinh thể có nên mổ không?
Các bác sĩ chuyên khoa đều đồng ý rằng thời điểm vàng để mổ đục thủy tinh thể là khi thị lực giảm xuống dưới 4/10 và bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và công việc. Việc mổ khi thị lực chưa giảm và bệnh nhân chưa gặp vấn đề trong cuộc sống là không cần thiết.
3. Bị đục thuỷ tinh thể làm thế nào?
Thay vì tự băn khoăn “đục thủy tinh thể có nên mổ không” hoặc lo lắng quá mức, cách tốt nhất là bạn nên đi thăm khám tại các Bệnh viện mắt uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ điều trị. Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà, áp dụng các biện pháp dân gian hoặc tự ý uống thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4. Khi nào cần mổ đục thuỷ tinh thể?
Thời điểm mổ đục thủy tinh thể được xác định khi bác sĩ chuyên khoa đánh giá độ đục thủy tinh thể và xem bệnh nhân có gặp bất tiện trong cuộc sống hay không. Mỗi bệnh nhân sẽ có hướng dẫn điều trị khác nhau, nhưng nhìn chung, có thể chia bệnh nhân thành 2 trường hợp sau:
- Giai đoạn nhẹ: Nếu thị lực chưa suy giảm nhiều, phẫu thuật là không cần thiết. Thay vào đó, bác sĩ sẽ khuyến nghị đeo kính để cải thiện thị lực và sử dụng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng.
- Giai đoạn nặng: Khi bệnh nhân đã đeo kính và dùng thuốc nhưng vẫn nhìn kém, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Một số triệu chứng báo hiệu bệnh lý đang diễn tiến nặng và cần phẫu thuật gồm:
- Không thể tự lái xe vào buổi tối
- Không tự đọc sách, đọc báo, xem tivi,…
- Gặp bất tiện khi leo cầu thang, nấu ăn, lấy đồ vật,…
- Cần sự trợ giúp của người khác để hoàn thành công việc
- Nhận diện khuôn mặt của người đối diện kém
- Khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh

5. Các phương pháp điều trị đục thuỷ tinh thể tại Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa
Hiện nay Bệnh viện tập trung vào 2 phương pháp điều trị chính: đeo kính hỗ trợ và phẫu thuật cườm khô PHACO.
Trong đó, đeo kính là phương pháp dành cho các bệnh nhân được chẩn đoán đục thủy tinh thể trong giai đoạn sớm, thị lực chưa suy giảm nhiều. Một số bệnh nhân có thể cần dùng thêm kính lúp để nâng cao thị lực. Đồng thời, các bác sĩ cũng khuyến cáo, bệnh nhân nên làm việc trong môi trường ánh sáng tốt để hạn chế biến chứng rối loạn thị giác.
Phẫu thuật PHACO là phương pháp điều trị triệt để nhất, được chỉ định cho bệnh nhân bị suy giảm thị lực nặng, không đáp ứng khi đeo kính. Đây cũng là phương thức điều trị chính của Bệnh viện, chúng tôi sẽ ứng dụng việc sử dụng năng lượng từ sóng âm để tán nhuyễn, tách thủy tinh thể bị đục thành các mảnh nhỏ.

Tiếp theo, các bác sĩ sẽ hút chúng ra ngoài qua vết mổ nhỏ và thay vào bằng 1 thủy tinh thể mới đầy đủ chức năng. Hiện nay, phương pháp này của Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa được đánh giá cao bởi đem lại các quyền lợi thiết thực như sau:
- Vết mổ nhỏ chỉ từ 2,2 – 2,8mm, có thể tự động liền mà không cần khâu thay vì vết mổ dài lên đến 8-10mm và phải khâu nhiều mũi như các phương pháp truyền thống
- Không đau đớn do bệnh nhân được gây tê bề mặt mắt trước khi thực hiện. Đồng thời, khả năng chảy máu là rất thấp do bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật bằng dao vi phẫu và sóng siêu âm từ hệ thống máy Laser chất lượng cao
- Thời gian phẫu thuật chỉ mất 5 – 10 phút với ca nhẹ và 15 – 20 phút với ca nặng và người bệnh có thể khám, mổ và xuất viện ngay trong ngày nếu mắt đủ điều kiện phẫu thuật
- Bệnh nhân có thể phục hồi sinh hoạt cơ bản trong 1 ngày và phục hồi thị lực trong vòng 4 tháng sau mổ
- Ít biến chứng, thị lực ổn định và hạn chế phụ thuộc vào kính sau phẫu thuật
6. Lưu ý chăm sóc sau khi mổ đục thuỷ tinh thể
Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần được chăm sóc chu đáo theo hướng dẫn dưới đây:
- Giữ vệ sinh mắt thật tốt, tuyệt đối không dụi mắt hoặc đưa tay chạm vào mắt khi chưa rửa sạch sẽ
- Tra thuốc, uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Nếu phải nhỏ nhiều loại thuốc, bạn nên tra mỗi loại cách nhau 5 phút và đậy nắp ngay sau khi sử dụng
- Không để xà phòng dính vào mắt và nên hạn chế gội đầu, rửa mặt, trang điểm trong thời gian này
- Ưu tiên dùng các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, không phải nhai quá nhiều
- Nên dùng kính và băng mắt
- Không cúi đầu nhiều hay mang vác nặng
7. Câu hỏi thường gặp
7.1. Chi phí mổ đục thủy tinh thể có bảo hiểm?
Chi phí phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào phương pháp và thấu kính bệnh nhân lựa chọn như sau:
- Phẫu thuật PHACO với thấu kính đơn tiêu cự: 7 – 13 triệu đồng/ mắt
- Phẫu thuật PHACO với thấu kính đa tiêu cự: 15 – 31 triệu đồng/ mắt
- Phẫu thuật Laser Cataract: 12 – 70 triệu đồng/ mắt
Lưu ý: Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tuỳ vào cơ sở y tế và loại thấu kính lựa chọn!
7.2. Có thể chữa đục thủy tinh thể tại nhà không?
Không. Bạn không nên tự điều trị tại nhà. Các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể thay thế các phương pháp điều trị y tế. Do đó, cách tốt nhất khi nhận thấy các các dấu hiệu bất thường ở mắt là bạn nên đến Bệnh viện uy tín thăm khám.
7.3. Chữa đục thủy tinh thể không cần mổ được không?
Các bác sĩ chuyên khoa đều đồng tình rằng phẫu thuật là phương pháp điều trị đục thủy tinh thể dứt điểm duy nhất. Tuy nhiên, đây là giải pháp chỉ được ứng dụng khi bệnh nhân bị đục thủy tinh thể độ nặng, thị lực suy giảm dưới 4/10.
Với các trường hợp mắc cườm khô nhẹ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đeo kính và kết hợp dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống để làm chậm diễn biến của bệnh.
Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp chi tiết về câu hỏi “đục thủy tinh thể có nên mổ không”. Để đặt lịch khám và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa Mắt hàng đầu, vui lòng liên hệ HOTLINE 0846 403 403 để được hỗ trợ kịp thời.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến tật khúc xạ, các bệnh lý về mắt hay muốn được tư vấn và đặt lịch khám cùng đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN BIÊN HÒA
- Hotline: 0846 403 403
- Địa chỉ: 1403 Nguyễn Ái Quốc, Khu Phố 11, Phường Tam Hiệp, Tỉnh Đồng Nai