“Loạn thị có tự khỏi không?” là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn khi gặp phải tình trạng nhìn mờ, hình ảnh bị méo hoặc nhòe. Đây là một trong những tật khúc xạ phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây nhiều phiền toái nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này một cách dễ hiểu và chính xác.

Xem nhanh
1. Loạn thị có tự khỏi không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, loạn thị không thể tự khỏi nếu không được điều trị đúng cách. Đây là tật khúc xạ do giác mạc hoặc thủy tinh thể cong bất thường, khiến hình ảnh nhìn thấy bị mờ hoặc méo mó.
Loạn thị không có xu hướng tự giảm theo thời gian. Nếu không can thiệp, tình trạng có thể nặng hơn, gây khó khăn trong sinh hoạt và tiềm ẩn nguy cơ suy giảm thị lực.
Trường hợp loạn thị nhẹ dưới 1 độ thường ít ảnh hưởng đến tầm nhìn. Khi đó, người bệnh chỉ cần sinh hoạt hợp lý và nghỉ ngơi đúng cách để tránh tăng độ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh sẽ tự khỏi.
Để bảo vệ mắt, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp như đeo kính, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ mắt nếu cần.

2. Loạn thị có chữa được không? Các phương pháp hỗ trợ và điều trị
2.1. Phương pháp hạn chế tiến triển cận thị
Hiện nay, có một số phương pháp hỗ trợ hạn chế tiến triển cận thị hiệu quả và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phương pháp này chỉ giúp làm chậm quá trình tăng độ cận, không thể điều trị dứt điểm. Trong số đó, hai phương pháp phổ biến nhất hiện nay là:
2.1.1. Kính áp tròng mềm
Ngoài kính gọng, người bị loạn thị còn có thể lựa chọn kính áp tròng mềm – một giải pháp linh hoạt hơn trong cuộc sống hàng ngày. Loại kính này được thiết kế ôm sát giác mạc, giúp hiệu chỉnh khúc xạ tương tự như kính gọng.
Ưu điểm:
- Mang tính thẩm mỹ cao vì không thấy rõ kính trên mặt.
- Phù hợp với người năng động, thường xuyên vận động hoặc không muốn đeo kính gọng.
- Cung cấp tầm nhìn rộng hơn so với kính gọng truyền thống.
Nhược điểm:
- Cần vệ sinh kỹ lưỡng và đúng cách mỗi ngày để tránh nhiễm trùng mắt.
- Không phù hợp với người thường xuyên bơi lội hoặc có cơ địa khô mắt.
- Có thể gây kích ứng hoặc khô giác mạc nếu đeo trong thời gian dài.
2.1.2. Kính Ortho-K (Áp tròng ban đêm)
Kính Ortho-K là một loại kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm khi ngủ. Khi người bệnh ngủ, kính sẽ nhẹ nhàng định hình lại giác mạc và giúp cải thiện thị lực tạm thời suốt cả ngày hôm sau mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng ban ngày.
Loại kính này có lại hiệu quả cao nhất trong điều trị cận thị, đặc biệt là ở mức cận từ 0.75 đến khoảng – 6.00 độ. Nhưng với loạn thị, kính Ortho-K hỗ trợ tốt với độ loạn dưới 2 độ. Vì vậy, nếu bị loạn thị cao, người dùng cần được bác sĩ nhãn khoa thăm khám kỹ lưỡng để đánh giá mức độ phù hợp.
Ưu điểm:
- Không cần đeo kính trong suốt thời gian thức, phù hợp với người không muốn đeo kính cả ngày.
- Là giải pháp lý tưởng cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển độ loạn thị.
- Có thể làm chậm quá trình tiến triển của loạn thị.
Nhược điểm:
- Cần sự tuân thủ nghiêm ngặt về vệ sinh và hướng dẫn sử dụng để tránh nguy cơ nhiễm trùng, viêm giác mạc.
- Chi phí cao hơn so với kính gọng hay kính áp tròng mềm.
- Hiệu quả mang tính tạm thời, không chữa khỏi hoàn toàn loạn thị.

2.2. Phương pháp điều trị dứt điểm loạn thị
Hiện nay, y học hiện đại đã phát triển nhiều kỹ thuật phẫu thuật mắt tiên tiến giúp điều chỉnh vĩnh viễn hình dạng giác mạc. Dưới đây là 4 phương pháp mổ loạn thị hiện đại, an toàn và được ứng dụng phổ biến nhất:
- Mổ mắt Phakic: Phakic là phương pháp đặt một thấu kính IPCL nội nhãn vào trong mắt, không can thiệp đến cấu trúc giác mạc nên rất an toàn. Mổ mắt Phakic phù hợp với những người có độ cận/loạn thị cao và giác mạc mỏng không đủ điều kiện để mổ bằng các phương pháp tạo vạt giác mạc thông thường.
- SmartSurfACE: Đây là phương pháp không tạo vạt, cực kỳ an toàn cho người có giác mạc mỏng hoặc thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao mạnh. Vì không tạo vạt, người bệnh sẽ không lo nguy cơ bị lệch vạt nếu va chạm sau mổ. Thời gian khử cận nhanh (15–20 giây/mắt) với chi phí hợp lý.
- Femto Pro (Femtosecond LASIK Pro): Là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người lựa chọn nhờ sự cân bằng giữa hiệu quả – tốc độ hồi phục – chi phí. So với CLEAR thì Femto chậm hơn một chút về hồi phục nhưng giá thành lại rẻ hơn.
- Phẫu thuật CLEAR: Là một trong những phương pháp hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay với khả năng hạn chế khô mắt, phục hồi cực nhanh chỉ sau 24 giờ, cùng với nguy cơ tái cận rất thấp. Đây là lựa chọn tối ưu cho người muốn hồi phục nhanh và ít biến chứng về lâu dài.
3. Các biến chứng thường gặp của bệnh loạn thị
Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, loạn thị có thể để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến thị lực và chất lượng cuộc sống.
- Mỏi mắt và đau đầu kéo dài: Người loạn thị thường phải điều tiết mắt liên tục để nhìn rõ, gây căng thẳng cho cơ mắt, dẫn đến nhức mắt, mỏi mắt và đau đầu, đặc biệt sau khi đọc sách, dùng máy tính hoặc làm việc trong thời gian dài.
- Giảm khả năng tập trung: Hình ảnh bị nhòe hoặc méo do loạn thị khiến người bệnh khó tập trung vào các chi tiết nhỏ, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
- Tăng nguy cơ tai nạn khi lái xe hoặc làm việc: Loạn thị làm giảm khả năng quan sát, định hướng và đánh giá khoảng cách, từ đó làm tăng rủi ro mất an toàn khi tham gia giao thông hoặc thực hiện công việc cần độ chính xác cao.
- Nguy cơ nhược thị ở trẻ em: Nếu loạn thị không được phát hiện và điều trị sớm ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến nhược thị – tình trạng suy giảm thị lực không hồi phục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thị giác lâu dài.

4. Thắc mắc thường gặp
4.1. Làm sao biết mình bị loạn thị?
Bạn có thể nghi ngờ mình bị loạn thị nếu thường xuyên gặp các triệu chứng như: nhìn mờ hoặc méo hình cả ở gần và xa, khó tập trung vào chữ viết hoặc vật thể, mỏi mắt, đau đầu sau khi làm việc với máy tính, và phải nheo mắt để nhìn rõ. Cách chính xác nhất để biết bạn có bị loạn thị hay không là đến cơ sở nhãn khoa để đo khúc xạ mắt bằng máy chuyên dụng và khám mắt toàn diện bởi bác sĩ chuyên khoa.
4.2. Độ loạn bao nhiêu là cao?
Loạn thị được chia thành các mức độ như sau:
- Nhẹ: dưới 1.00 đi-ốp
- Trung bình: từ 1.00 D đến dưới 2.00 D
- Nặng: từ 2.00 D trở lên
Thông thường, loạn thị từ 2.00 D trở lên được coi là cao và cần can thiệp điều chỉnh bằng kính thuốc chuyên dụng hoặc cân nhắc các phương pháp phẫu thuật nếu gây ảnh hưởng đến thị lực và sinh hoạt hàng ngày.
4.3. Loạn thị có nguy hiểm không?
Loạn thị không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và chất lượng cuộc sống.
Qua những thông tin đã chia sẻ, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được câu trả lời cho thắc mắc “Loạn thị có tự khỏi không?”. Để bảo vệ thị lực lâu dài, bạn nên khám mắt định kỳ, có lối sống lành mạnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nếu phát hiện các dấu hiệu sớm kịp thời.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến tật khúc xạ, các bệnh lý về mắt hay muốn được tư vấn và đặt lịch khám cùng đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN BIÊN HÒA
- Hotline: 0846 403 403
- Địa chỉ: 1403 Nguyễn Ái Quốc, Khu Phố 11, Phường Tam Hiệp, Tỉnh Đồng Nai