Tại sao bị loạn thị là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn khi nhận thấy tầm nhìn của mình trở nên mờ, nhòe hoặc khó lấy nét. Thực tế, tình trạng này chủ yếu do sự biến dạng của giác mạc khiến hình ảnh không hội tụ đúng trên võng mạc. Cùng bệnh viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa tìm hiểu chi tiết nhé!

Xem nhanh
1. Tại sao bị loạn thị? Điểm tên 6 nguyên nhân chính
1.1. Loạn thị bẩm sinh, di truyền từ cha mẹ
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều người thắc mắc tại sao bị loạn thị chính là yếu tố bẩm sinh. Ngay từ khi chào đời, cấu trúc giác mạc hoặc thủy tinh thể của một số trẻ đã không hoàn toàn đồng đều. Thay vì có hình dạng cầu lý tưởng giúp hội tụ ánh sáng tại một điểm trên võng mạc, giác mạc có thể bị cong không đều hoặc méo nhẹ, dẫn đến tình trạng loạn thị.
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc các tật khúc xạ, đặc biệt là loạn thị, thì trẻ có nguy cơ cao vấn đề này, tỷ lệ di truyền loạn thị từ cha mẹ sang con cái dao động từ 33% đến 63%. Phát hiện sớm loạn thị bẩm sinh rất quan trọng để có kế hoạch can thiệp kịp thời, giúp trẻ phát triển thị lực bình thường.

1.2. Chấn thương
Chấn thương vùng mắt cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị loạn thị. Các tác động mạnh từ bên ngoài như va đập, tai nạn giao thông, chấn thương do thể thao, hoặc thậm chí những tổn thương nhỏ do dị vật làm trầy xước giác mạc đều có thể để lại sẹo.
Những vết sẹo này khiến bề mặt giác mạc không còn nhẵn mịn, làm sai lệch đường đi của ánh sáng và dẫn đến hiện tượng hội tụ không đều trên võng mạc. Hậu quả là người bệnh cảm nhận hình ảnh bị mờ, nhòe, méo mó, là những dấu hiệu điển hình của loạn thị.
1.3. Biến chứng bệnh lý
Nhiều bệnh lý về mắt có thể gây ra biến chứng loạn thị nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Ví dụ điển hình là bệnh giác mạc chóp, một tình trạng giác mạc dần mỏng và phình lên thành hình chóp, làm thay đổi độ cong tự nhiên của giác mạc.
Ngoài ra, các tật khúc xạ khác như cận thị hoặc viễn thị nặng cũng có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của giác mạc theo thời gian. Khi đó, loạn thị có thể xuất hiện như một biến chứng kèm theo, khiến tình trạng thị lực của người bệnh trở nên phức tạp hơn.
1.4. Biến chứng sau phẫu thuật mắt
Các can thiệp phẫu thuật ở vùng mắt, chẳng hạn như mổ đục thủy tinh thể, phẫu thuật khúc xạ để điều chỉnh cận/viễn/thị đều tiềm ẩn nguy cơ để lại biến chứng loạn thị.
Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình phẫu thuật, mô giác mạc có thể bị tổn thương hoặc để lại sẹo nhỏ không đều, làm thay đổi độ cong của bề mặt giác mạc. Dù không phải lúc nào cũng xảy ra, nhưng đây là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên theo dõi chặt chẽ và tái khám định kỳ sau phẫu thuật mắt.
1.5. Tuổi tác
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng lý giải phần nào cho câu hỏi tại sao bị loạn thị ở người lớn tuổi. Khi chúng ta già đi, cấu trúc và độ đàn hồi của giác mạc có xu hướng thay đổi. Giác mạc có thể mất dần sự đồng đều và độ trong suốt, khiến ánh sáng hội tụ không còn chính xác trên võng mạc.
Ngoài ra, lão hóa còn ảnh hưởng đến cơ mắt và thủy tinh thể, góp phần làm giảm khả năng điều tiết và duy trì thị lực sắc nét. Đây là lý do khiến nhiều người trung niên hoặc cao tuổi dần nhận thấy tầm nhìn của mình mờ hơn, đặc biệt khi nhìn gần hoặc nhìn các chi tiết nhỏ.

1.6. Trẻ sinh thiếu tháng
Trẻ sinh non (trước tuần 37) có nguy cơ cao gặp phải nhiều vấn đề về mắt, trong đó có loạn thị. Nguyên nhân là do giác mạc và võng mạc của trẻ sinh thiếu tháng thường còn đang trong quá trình phát triển, nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ sinh non từ 1 – 18 tháng tuổi mắc loạn thị cao hơn hẳn so với trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy, việc tầm soát và theo dõi thị lực cho trẻ sinh non là hết sức cần thiết.
2. Những nguyên nhân tác động gián tiếp gây loạn thị
2.1. Dụi mắt
Hành động dụi mắt thường xuyên tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho giác mạc. Khi bạn dụi mắt với lực mạnh và liên tục, giác mạc có nguy cơ bị biến dạng và mỏng dần theo thời gian.
Điều này có thể thúc đẩy bệnh Keratoconus tiến triển, từ đó gây ra loạn thị không đều. Việc hạn chế thói quen dụi mắt sẽ giúp bảo vệ cấu trúc tự nhiên của giác mạc và giảm nguy cơ mắc loạn thị.
2.2. Đeo kính áp tròng không đúng cách
Đeo kính áp tròng sai cách, đeo quá lâu hoặc chọn kính không phù hợp có thể làm tổn thương bề mặt giác mạc. Tổn thương này khiến giác mạc mất đi sự đều đặn vốn có, dẫn đến hiện tượng loạn thị. Ngoài ra, viêm nhiễm do sử dụng kính không đảm bảo vệ sinh cũng có thể để lại sẹo trên giác mạc, làm giảm chất lượng thị lực.
2.3. Môi trường khô, bụi, hóa chất
Môi trường làm việc hoặc sinh hoạt thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, không khí khô hoặc hóa chất độc hại có thể gây kích ứng và làm tổn thương giác mạc.
Mặc dù không trực tiếp làm biến dạng giác mạc, nhưng những yếu tố này có thể gây viêm nhiễm hoặc sẹo giác mạc, từ đó gián tiếp dẫn đến loạn thị.
3. Những hiểu lầm thường gặp về nguyên nhân gây loạn thị
3.1. Đọc sách sai tư thế
Nhiều người lo ngại rằng đọc sách sai tư thế có thể gây loạn thị. Thực tế, tư thế đọc sách không đúng có thể gây ra mỏi mắt, nhưng không trực tiếp gây biến dạng giác mạc.
Vì thế, bạn cần duy trì tư thế đọc đúng giúp mắt thoải mái hơn nhưng không phải là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa loạn thị.

3.2. Ăn uống thiếu chất
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mắt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng hoặc khô mắt.
Tuy nhiên, dinh dưỡng không gây ra sự biến dạng giác mạc, nên không phải là nguyên nhân trực tiếp của loạn thị. Việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp duy trì sức khỏe mắt nhưng không ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ loạn thị do các yếu tố cơ học hoặc di truyền.
4. Có thể phòng ngừa loạn thị không?
Với loạn thị bẩm sinh: Loạn thị bẩm sinh xảy ra khi trẻ sinh ra đã có giác mạc hoặc thủy tinh thể không hoàn toàn đều, khiến hình ảnh hội tụ sai trên võng mạc. Vì đây là yếu tố di truyền hoặc do sự phát triển không hoàn chỉnh của mắt trong bào thai, nên hiện nay khó có thể phòng ngừa hoàn toàn loạn thị bẩm sinh.
Loạn thị mắc phải: Loạn thị mắc phải được hình thành do các yếu tố bên ngoài, và hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cụ thể như sau:
- Cần tránh dụi mắt mạnh
- Sử dụng kí bảo hộ hoặc kính áp tròng đúng cách.
- Tránh xa môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm
- Khám mắt định kì để kịp thời phát hiện sớm các vấn đề về giác mạc.
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi tại sao bị loạn thị thông qua các nguyên nhân chính. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt. Nếu thấy hữu ích, đừng quên chia sẻ bài viết tới người thân và bạn bè của bạn, những người đang có nguy cơ bị loạn thị mà chưa hiểu rõ.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến tật khúc xạ, các bệnh lý về mắt hay muốn được tư vấn và đặt lịch khám cùng đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN BIÊN HÒA
- Hotline: 0846 403 403
- Địa chỉ: 1403 Nguyễn Ái Quốc, Khu Phố 11, Phường Tam Hiệp, Tỉnh Đồng Nai