Hệ thống
bệnh viện
Hotline
0846 403 403
Chat
Messenger
Ưu đãi
Thời gian làm việc
Thứ Hai – Thứ Bảy: 7:00 – 16:30

Khám và điều trị tật khúc xạ

1. Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là tình trạng mắt không thể tập trung ánh sáng chính xác lên võng mạc, dẫn đến tầm nhìn mờ hoặc không rõ nét. Đây là vấn đề phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, thói quen sinh hoạt hoặc lão hóa. Việc khám và điều trị tật khúc xạ sớm sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực.

Dấu hiệu tật khúc xạ

2. Các loại tật khúc xạ

2.1. Cận thị

Khái niệm: là tình trạng khúc xạ của mắt, trong đó các tia sáng song song đi vào mắt hội tụ ở trước võng mạc, khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết. Mắt cận thị chỉ nhìn rõ được vật ở gần nhưng khi nhìn vật ở xa lại không rõ. Người bị cận thị thường là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, người tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. Độ cận thị được đo bằng điốp (D).

Nguyên nhân: Cận thị xảy ra khi nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc cong quá mức, thường liên quan đến di truyền hoặc sử dụng mắt quá nhiều (như nhìn gần liên tục).

Triệu chứng: Nhìn mờ khi quan sát vật ở xa, nhức mắt, mỏi mắt.

Ảnh hưởng: Gây khó khăn trong học tập, lái xe hoặc các hoạt động cần nhìn xa.

2.2. Viễn thị

Khái niệm: người mắc tật khúc xạ này khi nhìn xa rõ nhưng nhìn gần lại không rõ. Viễn thị đa phần do bẩm sinh, một số trường hợp xảy ra với tỷ lệ ít hơn như: giác mạc dẹt, người mắc bệnh sẹo giác mạc,…

Nguyên nhân: Nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc khả năng điều tiết của mắt yếu, thường gặp ở trẻ em hoặc người lớn tuổi.

Triệu chứng: Nhìn gần mờ, mỏi mắt khi đọc sách, đau đầu.

Ảnh hưởng: Gây khó khăn trong các hoạt động cần tập trung gần như viết lách, may vá.

2.3. Loạn thị

Khái niệm: mắt không ở trạng thái có kích thước tròn đều, chỉ nhìn thấy sự vật rõ được một phần, còn lại xung quanh trông mờ và lượn sóng. Tật loạn thị thường do bẩm sinh, dễ đi chung với cận thị và viễn thị.

Nguyên nhân: Giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình dạng không đều, thường do bẩm sinh hoặc chấn thương.

Triệu chứng: Nhìn mờ ở cả gần và xa, hình ảnh méo mó, nhức đầu.

Ảnh hưởng: Ảnh hưởng đến khả năng đọc sách, làm việc với máy tính.

2.4. Lão thị

Khái niệm: là tình trạng mắt bị lão hóa do tuổi tác nên khó nhìn được vật ở gần nhưng nhìn được vật ở xa. Về bản chất, lão thị khá giống viễn thị, phát sinh do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, tật khúc xạ này không thể phòng tránh và cũng không thể ngăn ngừa được, thường gặp ở người trên 40 tuổi. Bởi lẽ, chức năng điều tiết của mắt có được là nhờ khả năng đàn hồi của thủy tinh thể. Theo thời gian, thể thủy tinh bên trong mắt dần xơ cứng, khả năng đàn hồi kém, dẫn đến khả năng điều tiết của mắt giảm, gây khó khăn khi nhìn gần.

Nguyên nhân: Thủy tinh thể mất dần độ đàn hồi do tuổi tác, thường bắt đầu từ sau 40 tuổi.

Triệu chứng: Khó nhìn gần, phải cầm sách xa để đọc.

Ảnh hưởng: Làm giảm hiệu suất công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Phân loại tật khúc xạ

2. Các phương pháp điều trị tật khúc xạ công nghệ cao tại Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa

2.1. Đeo kính mắt

Sau quá trình kiểm tra thị lực, bệnh nhân sẽ được cấp một đơn kính có thông số phù hợp với độ khúc xạ trên mắt. Bệnh nhân có thể lựa chọn đeo kính gọng hoặc kính áp tròng mềm. Trong trường hợp lựa chọn đeo kính, người bệnh được khuyến cáo đeo kính đúng số, liên tục để hạn chế tiến triển cận thị, tránh nguy cơ nhược thị. Hãy kiểm tra độ kính 6 tháng/lần.

2.2. Phẫu thuật Lasik Femto Pro

Phẫu thuật Lasik Femto Pro là phương pháp phẫu thuật hoàn toàn không sử dụng dao mà thay vào đó là sử dụng tia laser Femtosecond để tạo vạt giác mạc, chiếu laser đa điểm khử độ khúc xạ, sau đó trả lại vạt giác mạc về vị trí ban đầu và kết thúc phẫu thuật. Đây là phương pháp mang đến độ chính xác và an toàn cao giúp phục hồi thị lực một cách nhanh chóng.

2.3. Phẫu thuật Lasik Clear

Phẫu thuật Lasik Clear hay còn gọi là phẫu thuật Smile Pro là phương pháp phẫu thuật khúc xạ hoàn toàn mới cho hiệu chỉnh thị lực. Đây là  phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với cơ chế không tạo và lật vạt giác mạc, không dùng dao cơ học, chỉ sử dụng tia laser chiếu xuyên qua bề mặt giác mạc, cắt ngầm giác mạc thành 2 lớp, thông qua đường cắt nhỏ 2mm rút lõi mô vừa được cắt ra ngoài từ đó hiệu chỉnh độ cận thị và loạn thị. Chính vì vậy, mang đến cho bệnh nhân cảm giác thoải mái, nhanh chóng và giảm nguy cơ khô mắt và rút ngắn thời gian hồi phục .

2.4. Phẫu thuật Lasik Smartsuf

Phẫu thuật Lasik Smartsuf hay còn gọi là phẫu thuật Smartsuface là phương pháp phẫu thuật sử dụng tia Laser  Excimer không cần tạo vạt giác mạc, không tác động đến nhãn cầu. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau , không tác dụng phụ hay biến chứng sau mổ. Đồng thời, giúp phục hồi thì lực sớm và nhanh lành vết mổ.

2. 5. Phẫu thuật Phakic IPCL

Phakic – ICL là phẫu thuật áp dụng cho các trường hợp độ cận, độ viễn hoặc độ loạn quá cao mà không thể điều trị được bằng phương pháp dùng Laser excimer. Trong đó, thể thủy tinh tự nhiên vẫn được bảo tồn và kính nội nhãn được đặt ở hậu phòng (sau đồng tử, trước thủy tinh thể) qua đường rạch nhỏ trên giác mạc khoảng 2,8 – 3,2 mm. Đặt kính nội nhãn điều trị hiệu quả cho các trường hợp tật khúc xạ cao mà vẫn bảo tồn được khả năng điều tiết của thể thủy tinh. Tuy nhiên, cần theo dõi mật độ tế bào nội mô kéo dài sau phẫu thuật. Phẫu thuật có tính tạm thời vì sau một thời gian thể thủy tinh bị đục sẽ phải lấy kính ra và phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo thay thế.

Song song với phẫu thuật mắt bằng Lasik, thị lực có thể được cải thiện bằng phương pháp PRK (phẫu thuật cắt bỏ giác mạc bằng ánh sáng), đây là một loại phẫu thuật mắt bằng laser khúc xạ ngoại trú giúp điều trị cận thị, viễn thị và loạn thị. Tuy nhiên, phương pháp này cũng được khuyến cáo với một số đối tượng như: người có bệnh tăng nhãn áp, người đang mang thai hoặc đang cho con bú, người bị đục thủy tinh thể, có sẹo trong mắt hoặc từng chấn thương giác mạc,…

2.6. Điều trị bằng Ortho-K

Người bị cận thị, loạn thị có thể lựa chọn phương pháp chỉnh hình giác mạc bằng kính áp tròng cứng ban đêm Ortho-K. Bằng việc đeo kính vào ban đêm khi đi ngủ (trung bình khoảng 6-8 giờ mỗi đêm) và tháo ra khi thức dậy vào sáng hôm sau, Ortho-K giúp điều chỉnh hình dạng của giác mạc, từ đó tạm thời triệt tiêu độ khúc xạ, giúp bệnh nhân có thể sinh hoạt và tham gia các hoạt động vào ban ngày mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng. Ortho-K còn được đánh giá là một phương pháp hiệu quả trong kiểm soát sự tiến triển cận thị ở trẻ em.

2.7. Phẫu thuật Lão Thị

Phẫu thuật lão thị được sử dụng bằng phương pháp dùng Laser Excimer điều chỉnh khúc xạ của mắt để cho ánh sáng hội tụ lên võng mạc trong tiêu cự phù hợp mà không cần chạm, hút và tạo vạt giác mạc. Từ đó giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục thì giác mà không cảm thấy đau, khó chịu và căng thẳng mà còn cực kỳ an toàn.

Những phương pháp phẫu thuật nói trên có thể gặp một số rủi ro không mong muốn. Vì vậy, trước khi lựa chọn phương pháp chữa tật khúc xạ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khám và điều trị tật khúc xạ

3. Phòng ngừa và phát hiện sớm tật khúc xạ

  • Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần, nhất là khi bạn đã mắc tật khúc xạ để tránh biến chứng nguy hiểm.
  • Học tập, làm việc đủ ánh sáng, điều chỉnh khoảng cách tầm nhìn 50-60cm khi đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử.
  • Có thể áp dụng quy tắc 20-20-20, cụ thể, sau 20 phút làm việc với các thiết bị điện tử, đọc sách thì bạn nên cho mắt nghỉ 20 giây và nhìn ra xa 20 feet (xấp xỉ 6m).
  • Ngồi học, làm việc đúng tư thế, kiểm soát thời gian trẻ sử dụng thiết bị thông minh.
  • Đi khám ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như: mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở,… để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm giàu vitamin A như gấc, cà rốt, sữa và các sản phẩm từ sữa để tốt cho mắt.