So với cận thị do thói quen sống, cận thị do di truyền là bệnh lý thị giác tiến triển rất nhanh và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây mù lòa. Vậy bé bị cận thị bẩm sinh là do đâu? dấu hiệu nhận biết cận thị sớm là gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của đội ngũ Bệnh viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa để được giải đáp chi tiết!

Xem nhanh
1. Cận bẩm sinh là gì?
Bé bị cận thị bẩm sinh là tình trạng con trẻ sinh ra với tật khúc xạ di truyền từ cha, mẹ hoặc cả hai. Đặc trưng của các bệnh nhân bị cận thị bẩm sinh là thị lực suy yếu rất nhanh và nhiều kể từ khi còn nhỏ. Một số bé có thể bị cận lên tới 20 Diop.
Theo các bác sĩ chuyên khoa: Với các trường hợp bị cận thị bẩm sinh thì thị lực rất khó hồi phục, cần khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần để đeo kính gọng hoặc kính Ortho – K nhằm kiểm soát độ cận. Bởi nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
- Lác mắt
- Nhược thị
- Thoái hoá võng mạc
- Bong, rách võng mạc
- Tăng nhãn áp
- Thoái hoá hoàng điểm
- Mù loà, mất thị lực vĩnh viễn

So với cận thị do môi trường hoặc thói quen sống, việc điều trị cận thị bẩm sinh có phần phức tạp và cấp thiết hơn. Theo nguồn dữ liệu được tổng hợp từ 16 nghiên cứu với hơn 30.000 người tham gia [1], mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái bị cận thị được thể hiện như sau:
- Nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị cận thị, nguy cơ con bị cận thị tăng lên gấp 1,5 – 2 lần so với bạn bè đồng trang lứa
- Nếu cả 2 cha mẹ đều bị cận thị, khả năng con bị cận thị bẩm sinh gấp 2 – 3 lần so với trẻ em sinh ra từ gia đình không có cha mẹ bị cận thị
Từ đây, có thể chắc chắn rằng: Cận thị là bệnh có tính chất di truyền, có thể di truyền từ đời cha mẹ sang con cái. Đặc biệt, nếu cả hai bậc phụ huynh đều bị cận thị thì nguy cơ di truyền sang thế hệ sau càng cao.
2. #5 dấu hiệu cận thị bẩm sinh sớm nhất
Điều khó khăn nhất để nhận biết tình trạng bé bị cận thị bẩm sinh là các con còn quá nhỏ, chưa thể báo với phụ huynh ngay khi mắt có dấu hiệu nhìn mờ. Hơn nữa, bệnh lý này chỉ gây ra các triệu chứng đầu tiên khi bé 5 – 8 tuổi, gây suy giảm thị lực mạnh mẽ vào năm 13 – 18 tuổi và phát triển chậm hoặc dừng lại ở giai đoạn 20 – 40 tuổi.
Vì thế, cách tốt nhất là cha mẹ phải dành thời gian quan sát con trẻ và đưa bé đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu cận thị bẩm sinh như:
- Dụi mắt thường xuyên khi tập trung nhìn hoặc chơi, có thể do mắt mỏi hoặc khó chịu.
- Cúi sát, nhìn rất gần khi xem TV, đọc sách, nghịch điện thoại hay sử dụng máy tính
- Phải nheo mắt hoặc nghiêng đầu để nhìn rõ vật, đặc biệt là với các vật ở xa
- Hay kêu đau nhức mắt, chảy nước mắt nhiều và đau đầu. Điều này là biểu hiện của việc mắt phải điều tiết liên tục khi bị suy giảm thị lực.
- Sợ ánh sáng, hay bị chói mắt và trực tiếp nhắm mắt khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đèn điện, đèn flash….

3. Cận thị bẩm sinh là do đâu?
Dưới đây là các nguyên nhân trẻ bị cận bẩm sinh:
- Do di truyền: Như đã đề cập đến ở trên, cận thị có thể là dị tật bẩm sinh được di truyền từ đời cha mẹ sang con cái với tỷ lệ cụ thể theo từng trường hợp.
- Sinh non: Trẻ có nguy cơ bị suy giảm thị lực cao hơn nếu có các bất thường về võng mạc hoặc trục nhãn cầu
- Bệnh lý mắt: Nếu bé bị sinh ra với các vấn đề sức khoẻ như tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể thì dễ bị suy giảm thị lực hơn
4. Bé bị cận thị bẩm sinh có chữa được không?
Về cơ bản, với bé bị cận thị bẩm sinh dưới 18 tuổi thì cách tốt nhất là kiểm soát độ cận bằng cách đeo kính gọng hoặc kính áp tròng Ortho – K. Chỉ định mổ mắt cận chưa được đưa ra bởi trong giai đoạn này, trục nhãn cầu của các bé vẫn đang phát triển. Nếu phẫu thuật khúc xạ mắt khi còn quá nhỏ, tỷ lệ các con bị tái cận rất cao.
4.1. Dùng kính gọng cho bé bị cận thị sớm
Đây là cách điều trị cận thị bẩm sinh tiết kiệm và thông dụng nhất. Chỉ với 1 chiếc kính, bệnh nhân có thể lấy lại thị lực không thua kém gì phẫu thuật. Ngoài ra, dùng kính gọng không cần vệ sinh phức tạp nên khá phù hợp cho các bé không may bị tật khúc xạ từ khi sinh ra.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ đem đến hiệu quả cải thiện thị lực tạm thời, không chữa khỏi được bệnh. Bên cạnh đó, ở độ tuổi hiếu động, các bé có thể cần thời gian làm quen với việc đeo kính và nếu không biết giữ gìn có thể làm gãy gọng kính, vỡ mắt kính.

4.2. Dùng kính Ortho K cho bé bị cận thị bẩm sinh
Kính Ortho-K (orthokeratology) là kính áp tròng cứng thấm khí, được thiết kế đeo ban đêm để định hình lại giác mạc tạm thời. Vào ban ngày, bé có thể tháo kính nhưng vẫn nhìn rõ mà không cần bất kỳ biện pháp nào hỗ trợ.
Không chỉ điều trị cho trẻ em cận thị, người bị loạn thị, viễn thị dưới 18 tuổi cũng có thể sử dụng Ortho – K để phục hồi thị lực. Đây được coi là biện pháp điều trị hữu hiệu, được FDA chứng nhận an toàn cho người dưới 18 tuổi.
Điều đáng nói là với con trẻ bị cận thị bẩm sinh dưới 18 tuổi, Ortho – K không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn có khả năng làm giảm tốc độ tăng độ cận lên tới 50% và hạn chế nguy cơ cận thị nặng. Theo đó, nguy cơ các bé bị cận thị bẩm sinh gặp các biến chứng nguy hiểm như bong võng mạc, thoái hoá hoàng điểm,.. cũng được kiểm soát đáng kể.
Một số ưu điểm khác của phương pháp này có thể kể đến như sau:
- An toàn, hạn chế can thiệp sâu: Với Ortho – K, các con được vẫn bảo toàn cấu trúc giác mạc nên có khả năng phục hồi thị lực rất cao bằng cách thực hiện các phương pháp mổ cận trong tương lai
- Thoả sức tham gia các hoạt động ngoại khoá: Được lấy lại thị lực tối đa vào ban ngày giúp bé thoả sức tham gia các hoạt động thể thao cùng bạn đồng trang lứa
- Đem lại hiệu quả phục hồi thị lực nhanh chóng trong thời gian ngắn: Với người bị cận thị nhẹ, tầm nhìn có thể cải thiện rõ rệt chỉ sau 1 – 2 đêm sử dụng. Nếu bạn bị cận nặng có thể cần sử dụng trong 1 – 4 tuần để phục hồi thị lực toàn diện hơn
- Phù hợp cho nhiều lứa tuổi: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn đều có thể đeo kính Ortho – K

5. Lưu ý khi chăm sóc cho bé bị cận thị sớm
Ngoài thăm khám và cho bé đeo kính sớm, cha mẹ nên tìm hiểu và áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà cho các bé như sau:
- Tạo thói quen đeo kính cho bé thường xuyên, đeo kính đúng độ và kiểm tra độ cận định kỳ 6 tháng/ lần
- Đảm bảo bé luôn học tập, vui chơi trong môi trường đầy đủ ánh sáng, ngồi đúng tư thế, giữ khoảng cách 25 – 40cm từ mắt tới bàn học, sách và thiết bị điện tử khi sử dụng
- Hạn chế thời gian bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử ở mức 2 tiếng/ ngày
- Khuyến khích con trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để mắt được nhìn xa, hạn chế phải điều tiết quá nhiều
- Ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E từ các loại trái cây họ cam chanh, rau lá màu xanh đệm, ngũ cốc,… vào bữa ăn để tăng cường thị lực cho trẻ
Có thể nói, bé bị cận thị bẩm sinh là bệnh lý nghiêm trọng, cần thăm khám để phát hiện và quản lý ngay từ nhỏ. Trước khi bé đủ điều kiện mổ mắt cận dứt điểm, gia đình cần lưu ý trong chăm sóc, cố gắng rèn luyện và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học để giữ gìn thị lực cho con.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến tật khúc xạ, các bệnh lý về mắt hay muốn được tư vấn và đặt lịch khám cùng đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN BIÊN HÒA
- Hotline: 0846 403 403
- Địa chỉ: 1403 Nguyễn Ái Quốc, Khu Phố 11, Phường Tam Hiệp, Tỉnh Đồng Nai
Tài liệu tham khảo:
- https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4473431/