Không ít người bị cườm nước tự hỏi: “Mắt bị cườm nước có mổ được không?”, “Mổ cườm nước có hiệu quả không”,… Theo dõi bài viết dưới đây của đội ngũ Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa để được giải đáp chi tiết nhé!

Xem nhanh
1. Mắt bị cườm nước có mổ được không?
Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chỉ định mổ sau khi thăm khám và đánh giá diễn biến bệnh lý và sức khoẻ tổng thể của người bệnh. Thông thường, nếu được chẩn đoán mắc Glaucoma ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc hạ nhãn áp trước. Phẫu thuật sẽ được cân nhắc nếu người bệnh dùng thuốc không hiệu quả hoặc bác sĩ phát hiện người bệnh có dấu hiệu gặp biến chứng khác ở mắt.
Tuy nhiên, phải làm rõ rằng: Phẫu thuật cườm nước là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao nhưng chỉ là làm chậm diễn biến bệnh, bảo toàn phần thị lực chưa bị mất đi nhưng không thể chữa trị bệnh lý triệt để.

Nhìn chung, không có câu trả lời tuyệt đối cho câu hỏi “Mắt bị cườm nước có mổ được không?”. Cách tốt nhất là nếu nghi ngờ có triệu chứng hoặc đã được chẩn đoán, bạn nên thăm khám thường xuyên và phối hợp điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
2. Điều kiện phẫu thuật cườm mắt là gì?
Sau khi được giải đáp về “mắt bị cườm nước có mổ được không”, tin chắc rằng nhiều bệnh nhân có thể hoặc đang bị cườm nước tò mò về điều kiện phẫu thuật. Bệnh cườm nước diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng vào giai đoạn đầu và chỉ thường phát hiện khi bệnh chuyển biến xấu, điển hình bởi các biểu hiện như sau:
- Bị Glaucoma Góc đóng nguyên phát, các góc còn mở >180 độ
- Bị dính mống mắt gây nghẽn đồng tử
- Được chẩn đoán mắc Glocom tân mạch
- Bị Glaucoma thứ phát, gặp biến chứng từ các bệnh lý ở mắt
- Mắc Glocom bẩm sinh
Như đã nhắc đến ở trên, không phải ai cũng đủ điều kiện thực hiện thủ thuật này. Một số đối tượng không được chỉ định mổ cườm mắt có thể kể đến như:
- Giác mạc quá phù hay giác mạc bị viêm, loét, trợt
- Mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính tại mắt, viêm màng bồ đào
- Có các bệnh lý toàn thân khác và bệnh lý tại mắt không cho phép phẫu thuật
- Các trường hợp có kết mạc quá xơ sẹo phù hợp hơn với phẫu thuật cấy ghép van dẫn lưu do phẫu thuật cắt bè có nguy cơ thất bại cao
3. Các phương pháp phẫu thuật cườm nước
Mỗi bệnh nhân sẽ được điều trị theo các phương thức khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị cườm nước phổ biến nhất trên lâm sàng, bao gồm:
3.1. Phẫu thuật Laser
Laser mống mắt chu biên là phương pháp laser phổ biến trong điều trị và phòng ngừa Glaucoma góc đóng hiện nay. Cơ chế của phương pháp này là tạo một lỗ thủng ở chu biên mống mắt để cân bằng áp lực giữa hậu phòng và tiền phòng. Theo đó, góc tiền phòng được mở rộng ra mà không tác động vào vùng bè.
Bên cạnh đó, Laser tạo hình vùng bè thích hợp hơn với những bệnh nhân Glocom góc mở khi thuốc nhãn áp ít hoặc không phát huy hết tác dụng. Bác sĩ sẽ sử dụng tia Laser tác động lên bề mặt vùng bè. Năng lượng laser sẽ kích thích và tái tạo lại chức năng của hệ thống thoát thủy dịch tự nhiên của mắt, giúp thủy dịch lưu thông dễ dàng hơn và làm giảm nhãn áp. Phương pháp này không tạo ra lỗ thủng mới mà cải thiện hiệu quả của chính ‘đường cống’ sẵn có trong mắt.
Nhìn chung, phẫu thuật Laser là giải pháp đem đến trải nghiệm nhẹ nhàng, không gây đau đớn, ít biến chứng cho người bệnh nhưng không thể điều trị dứt điểm bệnh. Bạn sẽ phải dùng thuốc để hạn chế nguy cơ tăng nhãn áp trở lại và có thể phải mổ lần 2 tuỳ tình trạng mắt.

3.2.Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc/ Phẫu thuật mở góc
Kỹ thuật này thường được cân nhắc thực hiện cho các bệnh nhân bị cườm nước nhưng không đáp ứng với thuốc hay phẫu thuật Laser. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tăng nhãn áp cũng được ưu tiên phẫu thuật mở góc hơn.
Bác sĩ sẽ rạch một đường vào kênh thoát thuỷ dịch ở mắt để dịch thể thoát ra nhanh hơn. Đường mổ sẽ nằm ngay ở mống mắt dưới kết mạc. Thuỷ dịch dư thừa sẽ chảy qua và hấp thụ vào màu để làm giảm áp lực trong máu.
3.3. Phẫu thuật cấy ghép ống thoát thuỷ dịch
Ngoài các can thiệp sâu kể trên, cách phẫu thuật thứ ba là cấy các ống thoát thủy dịch bằng silicon vào phần phái trước mắt để dẫn lưu thủy dịch bị tắc nghẽn ra ngoài. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần băng mắt trong đêm đầu tiên và lưu viện theo dõI. Trung bình, với phương pháp này, người bệnh sẽ cần chăm sóc sức khỏe trong khoảng 8 tuần để phục hồi hoàn toàn.
4. Mắt bị cườm nước được chỉ định mổ khi nào?
Phẫu thuật cườm nước sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau đây:
- Bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc hoặc LASER nhưng không hiệu quả hoặc mức độ đáp ứng chưa đủ
- Một số người bệnh cần giảm nhanh áp suất trong mắt, thường gặp ở các ca mắc glocom cấp tính
- Người bệnh không tuân thủ điều trị hoặc không tái khám định kỳ sẽ cần mổ sớm.

5. Những điều cần tránh sau phẫu thuật cườm nước
Để quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, bạn nên hạn chế thực hiện các hành động sau đây:
- Vận động, mang vác vật nặng, làm việc quá mức, thay vào đó hãy dành thời gian nghỉ ngơi
- Lái xe sau phẫu thuật
- Dụi mắt sau phẫu thuật
- Bơi lội, ngâm mình trong bồn tắm quá lâu để giảm thiểu rủi ro bị nhiễm trùng mắt
- Đọc sách, sử dụng các thiết bị điện tử hay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu
- Uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích vì các hoạt chất này có thể làm bạn căng thẳng, stress, kích thích các dây thần kinh gây hại cho mắt
- Tiêu thụ các thực phẩm quá nhiều đường khiến quá trình lành vết thương chậm lại, lượng đường trong máu tăng cao và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về võng mạc
- Sử dụng đồ ăn giàu chất béo như đồ ăn sẵn, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh hay thực phẩm có nhiều chất bảo quản dễ kích thích phản ứng sưng viêm và gây ảnh hưởng xấu đến mắt
6. Một số câu hỏi thường gặp
6.1 Chi phí mổ cườm nước ở mắt bao nhiêu?
Chi phí cho cuộc phẫu thuật cườm nước có thể dao động từ 4.000.000 – 60.000.000 đồng tuỳ vào từng phương pháp, điều kiện cơ sở vật chất, tay nghề bác sĩ, vật tư tiêu hao và các yếu tố khác.
6.2. Mổ cườm nước có nguy hiểm không?
Tỷ lệ xảy ra biến chứng sau phẫu thuật cườm nước là rất thấp. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp một số rủi ro về mặt sức khoẻ sau khi phẫu thuật như sau:
- Mất thị lực sau mổ do dây thần kinh thị giác bị tổn thương
- Chảy máu mắt
- Nhiễm trùng mắt
- Đục thuỷ tinh thể
6.3. Mổ cườm nước có được hưởng BHYT không?
Có. Theo quy định của Điều 22 luật Bảo hiểm y tế sửa đổi và bổ sung năm 2014, phẫu thuật mổ cườm nước có nằm trong danh mục được BHYT chi trả. Bạn có thể được hỗ trợ một phần chi phí khi thực hiện, số tiền trợ cấp phụ thuộc vào nơi bạn tham gia bảo hiểm y tế và thuộc đối tượng nào.
Để được hưởng mức trợ cấp cao nhất, bạn phải thực hiện mổ cườm nước theo đúng chỉ định. Ngoài ra, hãy nhớ mang theo giấy tờ tùy thân để rút ngắn quá trình làm thủ tục.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho thắc mắc “mắt bị cườm nước có mổ được không”. Nếu muốn đặt lịch thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ HOTLINE 0846 403 403 để được hỗ trợ kịp thời.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến tật khúc xạ, các bệnh lý về mắt hay muốn được tư vấn và đặt lịch khám cùng đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN BIÊN HÒA
- Hotline: 0846 403 403
- Địa chỉ: 1403 Nguyễn Ái Quốc, Khu Phố 11, Phường Tam Hiệp, Tỉnh Đồng Nai