Hệ thống
bệnh viện
Hotline
0846 403 403
Chat
Messenger
Ưu đãi
Thời gian làm việc
Thứ Hai – Thứ Bảy: 7:30 – 16:30

Mắt vừa cận thị vừa loạn thị điều trị như thế nào?

Mắt vừa cận thị vừa loạn thị là một loại tật khúc xạ làm suy giảm thị lực, gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt thường ngày. Nếu người bệnh chủ quan thì bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, càng về lâu dài càng khó điều trị. Trong bài viết này, hãy cùng Bệnh viện mắt Sài Gòn Biên Hòa tìm hiểu những nguyên nhân làm cho mắt vừa cận vừa loạn. Đồng thời, hiểu rõ hơn về 2 phương pháp điều trị và các điều kiện cần lưu ý khi thực hiện mổ loạn cận thị.

vua-can-thi-vua-loan-thi

1. Mắt vừa cận thị vừa loạn thị là như thế nào?

Mắt vừa cận thị vừa loạn thị là sự kết hợp của 2 tật khúc xạ phổ biến trên cùng một mắt, gây suy giảm thị lực. Khi đó, mắt sẽ gặp khó khăn khi nhìn xa (như người cận thị) và nhìn không rõ, mờ nhòe ở mọi khoảng cách (như người loạn thị). 

Tình trạng này nếu kéo dài, không được chăm sóc, bảo vệ và điều trị đúng cách có thể gây nhược thị, thoái hóa giác mạc, hay nghiêm trọng hơn là mất thị lực vĩnh viễn.

mat-vua-can-thi-vua-loan-thi-la-nhu-the-nao
Suy giảm thị lực ở người vừa cận thị vừa loạn thị

2. Nguyên nhân khiến mắt vừa cận thị vừa loạn thị

Mắt vừa cận vừa loạn là khi có đồng thời hai bất thường trong cấu trúc mắt: trục nhãn cầu dài và giác mạc không đều.

Trục nhãn cầu dài làm cho ánh sáng truyền đến mắt hội tụ thành một điểm ở trước võng mạc thay vì trên võng mạc, gây ra hiện tượng cận thị. Trong khi đó, loạn thị lại xuất hiện khi giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình dạng bất thường, khiến ánh sáng bị phân tán và không thể hội tụ tại một điểm cố định.

Khi hai tật khúc xạ này cùng tồn tại trong một bên mắt, ánh sáng đi vào mắt vừa bị hội tụ lệch (do cận thị), vừa bị tán xạ thành nhiều tiêu điểm (do loạn thị). Kết quả là hình ảnh thu được trong mắt trở nên mờ nhòe, méo mó và khó nhìn hơn so với mắt chỉ mắc một trong hai tật.

Bên cạnh yếu tố cấu trúc mắt, tình trạng vừa cận thị vừa loạn thị ở mắt cũng có thể hình thành từ các yếu tố như:

  • Di truyền: Nếu cha mẹ mắc các tật khúc xạ, con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh tương tự.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Đọc sách, học tập hoặc làm việc trong điều kiện ánh sáng kém, nhìn gần trong thời gian dài, sử dụng thiết bị điện tử liên tục không nghỉ ngơi,…
  • Môi trường sống: Trẻ em sống ở đô thị, ít tiếp xúc ánh sáng tự nhiên, có nguy cơ cao bị cận thị sớm, và dễ kèm theo loạn thị.
  • Tổn thương mắt: Các chấn thương giác mạc hoặc các biến chứng sau phẫu thuật cũng có thể là một nguyên nhân.

Ngoài ra, còn có một số bệnh lý về mắt có khả năng làm tăng nguy cơ mắc tật khúc xạ ở mắt như đục thủy tinh thể, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào,…

3. Mắt vừa cận vừa loạn điều trị như thế nào?

Tình trạng mắt vừa cận thị vừa loạn thị gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày và có nguy cơ kéo theo những biến chứng nguy hiểm khác. Người bệnh có thể linh hoạt lựa chọn điều trị bằng cách đeo kính để điều chỉnh tầm nhìn, hoặc thực hiện mổ mắt cận bằng tia laser.

3.1. Đeo kính mắt

Đeo kính là phương pháp điều trị tật khúc xạ được áp dụng phổ biến nhất. Phương này đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp hơn hẳn so với làm phẫu thuật.

deo-mat-kinh
Đeo kính để điều chỉnh tầm nhìn cho người loạn cận thị

Đeo kính mắt vừa cận thị vừa loạn thị là sử dụng nhiều thấu kính ép chồng lên nhau. Chính vì thế, tròng kính sẽ rất dày. Độ cận và loạn của mắt càng cao thì tròng kính càng dày thêm.

Trong sinh hoạt thường ngày, người bệnh sẽ phải gắn liền với mắt kính trong hầu hết thời gian nên gây khá nhiều bất tiện. Ngoài ra, việc đeo kính còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Bạn có thể cân nhắc sử dụng kính có tròng chiết xuất cao hoặc kính áp tròng để thay thế cho mắt kính thông thường.

3.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật mổ cận và loạn thị ở mắt là một phương pháp hiệu quả, an toàn và duy trì tình trạng mắt ổn định về sau. Trường hợp người bệnh có độ cận và loạn quá cao, việc đeo kính gây nhiều bất tiện trong đời sống, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn thực hiện phẫu thuật.

Hiện nay, có một số phương pháp phẫu thuật cận loạn thị phổ biến như: SmartSurfACE, Femto Pro, phẫu thuật CLEARmổ mắt Phakic. Trong đó, phương pháp phẫu thuật khúc xạ mắt thường được ưu tiên lựa chọn là Femto Pro, sử dụng tia Laser Femtosecond tạo ra một lớp vạt giác mạc, sau đó điều chỉnh độ cong giác mạc, giúp hình ảnh hội tụ chính xác lên võng mạc, giúp mắt lấy lại thị lực.

4. Điều kiện để mổ mắt vừa cận vừa loạn

Phẫu thuật có thể giúp người bệnh không bị phụ thuộc vào kính mắt nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để thực hiện phẫu thuật.

Trước khi phẫu thuật mổ loạn cận thị, người bệnh cần đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên, lý tưởng nhất là từ 18 đến 40 tuổi.
  • Trong 6 tháng gần nhất, độ cận thị loạn thị luôn ổn định, không có nhiều biến động.
  • Giác mạc dày, không bị biến dạng (phẳng hoặc tạo hình chóp) hay có sẹo.
  • Không mắc các bệnh lý về mắt khác.
  • Hệ miễn dịch khỏe mạnh, không mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, HIV/AIDS, tiểu đường,…
  • Phụ nữ đang không mang thai hoặc cho con bú.

5. Chăm sóc mắt sau phẫu thuật mổ loạn cận thị

Thời điểm sau thực hiện phẫu thuật mổ loạn cận thị là vô cùng quan trọng đối với quá trình phục hồi thị lực của mắt. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ và lưu ý một số điều sau đây:

  • Trong 2 – 4 giờ sau phẫu thuật, người bệnh cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối, tốt nhất là nhắm nhẹ mắt.
  • Trong 1 – 3 ngày sau phẫu thuật, đeo kính bảo vệ mắt, tránh cho mắt tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại từ môi trường như bụi bẩn, phấn hóa, va chạm vật lý,…
  • Trong 7 ngày đầu sau phẫu thuật, tránh xa ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử, hạn chế đọc sách quá lâu khiến mắt bị căng thẳng.
  • Hạn chế để dầu gội, dầu xả, sữa tắm,… dính vào mắt khi vệ sinh cá nhân. Nếu dính thì phải nhanh chóng rửa sạch với nước.
  • Sử dụng thuốc, cả thuốc uống và thuốc nhỏ mắt, theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt trong chế độ ăn hằng ngày như các loại thực phẩm chứa các vitamin A, B, C, E, K,…
  • Tái khám định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc khi nhận thấy có biến chứng bất thường.

Mắt đã phẫu thuật cũng sẽ nhạy cảm hơn, người bệnh cần có ý thức bảo vệ mắt. Tránh sử dụng điện thoại, máy tính trong nhiều giờ liên tục không ngừng nghỉ, tạo áp lực lớn cho mắt. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra thị lực định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý các dấu hiệu bất thường.

cham-soc-mat-sau-phau-thuat-mo-can-thi
Khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện các tật về mắt

Hiện nay, tình trạng mắt vừa cận thị vừa loạn thị ở người trẻ ngày càng phổ biến hơn, do thói quen ngồi quá lâu trước màn hình máy tính, điện thoại. Ngay từ đầu, tốt nhất mỗi người nên có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ đôi mắt của chính mình, xây dựng thói quen sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Đồng thời, đi khám mắt định kỳ mỗi năm một lần để kịp thời phát hiện và xử lý sớm các bệnh về mắt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay cho Bệnh viện mắt Sài Gòn Biên Hòa để được giải đáp chi tiết.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến tật khúc xạ, các bệnh lý về mắt hay muốn được tư vấn và đặt lịch khám cùng đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN BIÊN HÒA

  • Hotline: 0846 403 403
  • Địa chỉ: 1403 Nguyễn Ái Quốc, Khu Phố 11, Phường Tam Hiệp , Tỉnh Đồng Nai