Không ít các bậc làm cha làm mẹ đang phải đeo kính tự hỏi liệu bệnh cận thị có di truyền không? Nếu con sinh ra bị cận thị thì có điều trị được không? Để được giải đáp câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của đội ngũ Bệnh viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa!

Xem nhanh
1. Cận thị có di truyền không?
Có. Cận thị cũng là một trong số các bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái. Theo dữ liệu được tổng hợp từ hơn 16 nghiên cứu với hơn 31.000 người tham gia: Nếu cả 2 cha mẹ đều bị cận thì con có nguy cơ bị cận gấp 2 – 3 lần so với bạn bè không có cha mẹ bị cận. Trong khi đó, nếu em bé sinh ra trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ bị cận thì con chỉ có khả năng bị cận cao hơn 1, 5 – 2 lần [1]
Qua đây, có thể khẳng định: Con trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc tật cận thị thì con rất dễ phải đeo kính từ nhỏ, nguy cơ càng cao nếu cả 2 bậc phụ huynh đều bị cận.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho hay: Bên cạnh di truyền, các bậc cha mẹ nên quan tâm hơn đến các nguyên nhân gây cận thị khác, bao gồm:
- Thói quen sinh hoạt: Sử dụng điện thoại, máy tính, ti vi quá thường xuyên hoặc ở khoảng cách quá gần; đọc sách trong điều kiện không đủ ánh sáng, ngồi sai tư thế… là nguyên nhân thường gặp khiến bé mắc tật khúc xạ từ sớm.
- Thiếu thời gian hoạt động, vui chơi bên ngoài: Lịch học dày đặc và thói quen giải trí qua màn hình nhỏ sẽ khiến mắt phải điều tiết quá mức, không được mở rộng tầm nhìn cũng tăng nguy cơ cận thị từ nhỏ.
- Bất thường về mắt như trục nhãn cầu quá dài, mắt bị tổn thương trong quá trình ấp lồng sau sinh non,… sẽ khiến thị lực bị suy giảm trong những năm đầu đời.
- Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ của mắt như vitamin A, omega 3, vitamin C, canxi,…
Nhìn chung, mặc dù lời giải đáp cho thắc mắc “Cận thị có di truyền không” là “Có” nhưng đây chỉ là một trong số các nhân tố gây ra tật khúc xạ này. Để bảo vệ tốt sức khoẻ mắt cho con em của mình, cha mẹ nên chủ động điều chỉnh thói quen sống và đảm bảo điều kiện ánh sáng khi học tập, vui chơi cho bé.

2. Có phải ba mẹ bị cận đều di truyền cho con?
Không, di truyền chiếm khoảng 30% nguyên nhân gây ra cận thị ở trẻ em [2], các nguyên nhân khác như tác động từ môi trường, lối sống sinh hoạt vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn. Do đó, không thể quy chụp cho tất cả các trường hợp con cái sinh ra trong gia đình có tiền sử cận thị có tật khúc xạ là do bẩm sinh.
3. Cận thị di truyền có chữa được không?
Cận thị có di truyền không? Có. Tuy nhiên ở từng độ tuổi và tình trạng sức khoẻ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị theo các hướng khác khác nhau như:
3.1. Đối với trẻ em và người dưới 18 tuổi
Đối với trẻ em dưới 18 tuổi thì chỉ có thể ổn định độ cận và kiểm soát tốc độ tăng độ bằng cách đeo gọng kính gọng từ sớm hoặc kính Ortho – K. Đối với các bé bị cận bẩm sinh thường bị cận rất nặng và độ cận tăng nhanh nên đây là hai cách điều trị hiệu quả nhất trong thời điểm hiện tại.
Đeo kính gọng
Đây là phương pháp cải thiện thị lực an toàn và đơn giản nhất. Cha mẹ nên đưa bé đến các Bệnh viện Mắt uy tín để thăm khám và có chỉ định đeo kính phù hợp. Đồng thời, gia đình cũng nên duy trì cho bé khám mắt 6 tháng/ lần để theo dõi sát sao sức khoẻ mắt.
Dùng kính áp tròng Ortho – K
Hiện nay, kính áp tròng Ortho – K đang nhận được sự quan tâm hơn cả từ các gia đình có con em bị cận thị dưới 18 tuổi. Nguyên nhân là với Ortho – K, bé có thể nâng cao thị lực bằng cách đeo kính áp tròng cứng thấm khí vào ban đêm để định hình lại giác mạc. Vào buổi sáng, sau khi tháo kính ra, trẻ có thể nhìn rõ mà không cần bất kỳ biện pháp hỗ trợ nào khác.
Phương pháp này đã được FDA Hoa Kỳ công nhận là cách điều trị cận – loạn – thị an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, Kính Ortho – K không chỉ giúp trẻ nhỏ cải thiện thị lực mà còn có tác dụng làm chậm sự tiến triển của tật khúc xạ (lên đến 50% ở trẻ em), giảm nguy cơ cận thị nặng trong tương lai.
Đây cũng là phương pháp điều trị chính tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Biên Hòa dành cho:
- Các trường hợp cận thị dưới 18 tuổi, trẻ em có thể đeo kính áp tròng này từ khi đủ 6 tuổi
- Người lớn bị cận thị dưới 10 độ, những người bị cận nhẹ – trung bình (độ cận dưới 6 độ) và loạn thị không quá 3 độ
- Người có giác mạc ổn định, không có bệnh lý về mắt

3.4. Đối với người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên)
Nếu con em bạn đã đủ tuổi và đáp ứng đầy đủ các điều kiện mổ mắt cận thì nên thực hiện phẫu thuật mổ mắt cận để điều trị tật khúc xạ hoàn toàn. Khi đó bạn có thể tham khảo các kỹ thuật phẫu thuật khúc xạ mắt cận hiện đại với trải nghiệm hồi phục thị lực nhẹ nhàng như sau:
- Phakic IPCL là một trong số ít phương pháp điều trị cận thị không tạo vạt, không bào mòn giác mạc nhưng vẫn đem lại hiệu quả điều trị cận thị cao. Những người bị cận thị bẩm sinh với độ cận cao, thậm chí có bất thường về giác mạc vẫn có thể lựa chọn mổ cận Phakic IPCL
- Femto Pro (Femtosecond Lasik Pro) với đặc trưng kết hợp 2 loại laser để tạo vạt giác mạc và điều chỉnh độ khúc xạ phù hợp với những người muốn phục hồi thị lực nhanh chóng, không cần kiêng kỵ nhiều sau khi thực hiện
- SmartSurfACE với kỹ thuật mổ không chạm, không tạo vạt phù hợp cho bệnh nhân muốn bảo toàn tối đa giác mạc. Kỹ thuật này còn được áp dụng cho những người bị tái cận hoặc sở hữu giác mạc mỏng bẩm sinh
- Phẫu thuật CLEAR có tỷ lệ tái cận thấp nhất trong số các phương pháp kể trên, giúp bệnh nhân lấy lại thị lực chỉ trong vòng 1 ngày và làm việc, sinh hoạt bình thường sau 1 – 2 ngày mổ mắt.
>> Xem thêm: Mổ mắt cận bao nhiêu tiền?

4. Ba mẹ cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ di truyền cận thị cho bé?
Để giảm nguy cơ bé bị cận thị, cha mẹ chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và con em càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ cận thị di truyền bằng cách:
- Tập thói quen không xem tivi, đọc sách, sử dụng máy tính, điện thoại ở cự ly gần hay môi trường không đủ ánh sáng
- Điều chỉnh tư thế khi học tập, làm việc, không cúi đầu quá sát
- Dành thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời như đạp xe, chạy bộ, vẽ tranh,…
- Khám mắt định kỳ cho con 6 tháng/ lần
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin D, omega-3 (cá béo, trứng) để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mắt
5. Bố mẹ bị cận bao nhiêu độ thì di truyền?
Riêng đối với tật cận thị, nếu bố mẹ bị cận càng cao thì khả năng con được chẩn đoán tương tự càng cao. Điển hình, nếu bố mẹ cận dưới 4 Diop thì ước tính con chỉ có 10% bị cận thị bẩm sinh. Nhưng nếu hai bậc phụ huynh bị cận từ 6 Diop trở lên thì khả năng con nhìn kém lên tới trên 90%.
Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi “cận thị có di truyền không“. Đây là tật khúc xạ có khả năng di truyền nhưng có thể khắc phục bằng cách đeo kính áp tròng Ortho – K trước và phẫu thuật để điều trị dứt điểm khi bệnh nhân đã đáp ứng các điều kiện mổ cận.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến tật khúc xạ, các bệnh lý về mắt hay muốn được tư vấn và đặt lịch khám cùng đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN BIÊN HÒA
- Hotline: 0846 403 403
- Địa chỉ: 1403 Nguyễn Ái Quốc, Khu Phố 11, Phường Tam Hiệp, Tỉnh Đồng Nai
Tài liệu tham khảo:
- https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4473431/
- https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4076205/